Cá tra Việt “hồi hương” bằng cách nào?

13/01/2020 15:17 GMT+7
Sau những sự sụt giảm liên tiếp trên thị trường thế giới, cá tra Việt đang bắt đầu tìm kiếm cơ hội ở thị trường trong nước. Theo đại diện một doanh nghiệp, việc mỗi người dân Việt trong 1 năm ăn 2 miếng phi lê cá tra sẽ giúp tiêu thụ khoảng 100.000 tấn cá này.

Mất vị trí "độc tôn"

Sau những thành công của năm 2018, ngành chăn nuôi và chế biến, xuất khẩu cá tra hiện rơi vào khó khăn do giá cả biến động mạnh. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, xuất khẩu cá tra năm 2019 dự kiến chỉ đạt khoảng 2 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2018. Tuy nhiên, điều đáng ngại hơn cả là cơ cấu thị trường đã có sự thay đổi và sự thay đổi này được cho là sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với cả ngành hàng trong thời gian tới.

Cá tra Việt quay lại “hồi hương” - Ảnh 1.

Sự cạnh tranh từ các thị trường khác trên thế giới đã làm mất vị thế "độc tôn" của cá tra Việt Nam, dẫn tới cơ cấu nuôi trồng đã có nhiều sự chuyển biến. Cụ thể, diện tích nuôi mới và sản lượng giảm. Ước sản lượng cả năm chỉ đạt 1,23 triệu tấn, giảm 6% so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu vì thế ước đạt khoảng 2 tỉ USD, giảm 10%. Giá cá nguyên liệu từ mức đỉnh là 33.500 đồng/kg vào tháng 10/2018 đã giảm mạnh chỉ vài tháng sau đó và duy trì ở mức thấp, từ 18.000 - 19.000 đồng/kg, khiến nông dân bị thua lỗ.

Trung Quốc đang giữ vị trí số một về nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, nhưng lại là thị trường không ổn định, nhiều rủi ro. Gần đây, thị trường này cũng khắt khe hơn về chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

Thị trường Mỹ từ đứng đầu về tỷ trọng hiện xuống vị trí thứ hai, chiếm khoảng 14,2%. Nguyên nhân là do tác động của kết quả thuế chống bán phá giá lần thứ 14. Thay vào đó, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Hongkong là hơn 552 triệu USD, chiếm 32%. Thêm vào đó, những yêu cầu khắt khe về chất lượng và sự cạnh tranh gay gắt vào thị trường này cũng là một trong những nguyên nhân khiến thị phần cá tra Việt Nam suy giảm.

Cá tra Việt quay lại “hồi hương” - Ảnh 2.

Đã có 8 giải pháp được đưa ra để phát triển bền vững và thích ứng với thị trường thế giới, trong đó chú trọng các tiêu chuẩn về vùng nuôi, chế biến, chuyển giao khoa học và công nghệ trong sản xuất cá giống… Và điều quan trọng là thay vì "bơi ra biển lớn", con cá tra đang được hướng vào thị trường nội địa.

"Mở đường máu" thế nào?

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, chỉ cần người tiêu dùng đón nhận, thị trường trong nước sẽ có chỗ cho 10 – 20% lượng cá tra – tương đương với thị trường Mỹ. Khi đó, áp lực từ khách hàng lớn sẽ phần nào được giải quyết.

Cá tra Việt quay lại “hồi hương” - Ảnh 2.

Tuy hướng vào thị trường nội địa nghe có vẻ khả thi nhưng sẽ còn gặp không ít khó khăn. Bởi lẽ các doanh nghiệp đã bỏ quên thị trường gần 100, chỉ tập trung vào sản phẩm để xuất khẩu. Người tiêu dùng trong nước vẫn còn e ngại vì quy trình nuôi cá tra "bẩn" trước trước kia nên cũng không ưa dùng sản phẩm này. Vì vậy để thay đổi tâm lý của người tiêu dùng cần một khoảng thời gian dài và những thay đổi tích cực của doanh nghiệp.

Theo tính toán của một doanh nghiệp, việc mỗi người dân Việt trong 1 năm ăn 2 miếng phi lê cá tra sẽ giúp tiêu thụ khoảng 100.000 tấn cá này. Khi đó, áp lực từ những thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc sẽ dần được giải quyết. Từ đây, con cá tra và người nông dân sẽ phát triển ổn định hơn trong năm 2020.

Ông Phạm Minh Thiện, Tổng giám đốc Công ty Cỏ May, nếu nội địa tiêu thụ được 500.000 tấn, xuất khẩu chỉ 1 triệu tấn thôi thì chúng ta hoàn toàn chủ động đàm phán về giá được", ông Thiện lý giải về quyết tâm lao vào "mở đường máu" - đưa cá về thị trường nội địa để giải quyết bài toán giá cá bấp bênh và bớt phụ thuộc xuất khẩu. Ông cũng tin rằng nếu Cỏ May "mở đường máu" thành công thì nhiều doanh nghiệp khác cũng đi theo, tạo ra nhiều sản phẩm tốt dành cho người tiêu dùng trong nước.

Ở thời điểm hiện tại, Cỏ May đã có cá miếng, chả cá kết hợp nhân các loại... Bên cạnh đó, kênh phân phối đang được mở rộng để người tiêu dùng có thể mua cá tiện lợi, kể cả việc bán cá qua kênh trực tuyến (kết hợp với ví điện tử). Nếu mọi thứ suôn sẻ thì các kế hoạch về nhà máy mới, hoàn thiện chuỗi giá trị của con cá theo từng vùng... đang ấp ủ sẽ sớm được triển khai.

Ông Long, Giám đốc Làng du lịch Bình Quới, cho rằng để đưa cá tra đến gần với người tiêu dùng nội địa thì một trong những việc cần giải quyết là khâu phân phối, đảm bảo hàng luôn có ở những nơi người mua sắm cần và đến tay họ dễ dàng.

Mai Trang
Cùng chuyên mục