Cách tính thời điểm đóng bảo hiểm xã hội sau khi kí hợp đồng lao động

Theo Lao Động Thứ bảy, ngày 03/12/2022 08:37 AM (GMT+7)
Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến cách tính thời điểm đóng bảo hiểm xã hội.
Bình luận 0

Bạn đọc Yến Nhi hỏi: Hợp đồng lao động ký kết các ngày 17, 20 và 25 của tháng thì tính bắt đầu tham gia đóng bảo hiểm của tháng ký kết hợp đồng hay từ tháng sau đó?


Cách tính thời điểm đóng bảo hiểm xã hội sau khi kí hợp đồng lao động - Ảnh 1.

Vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Ảnh BHXH VN cung cấp.

Cơ quan Bảo hiểm xã hộicho hay, hiện nay, pháp luật bảo hiểm xã hội có quy định:

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó căn cứ vào Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội.

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT căn cứ theo Khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

Như vậy, với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, việc đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng theo quy định pháp luật phụ thuộc vào số ngày nghỉ việc không hưởng lương của người đó, cụ thể, người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương thì không đóng bảo hiểm xã hội.

Với mỗi trường hợp làm việc không tròn tháng khác nhau, người lao động có thể thuộc trường hợp đóng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Nếu trong tháng người lao động nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó công ty và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Giả sử 1: Công ty áp dụng thời gian làm việc 40 giờ/1 tuần ( 5 ngày /1 tuần);

Giả sử 2: Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 là 03 ngày, từ 31.12.2022 đến ngày 2.1.2023;

Giả sử 3: Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023 là 07 ngày, từ 20.1.2023 đến ngày 26.1.2023;

Như vậy, ngày làm việc của công ty trong tháng 1.2023 là các ngày 3, 4, 5, 6, 9, 10, 11, 12,13, 16, 17, 18, 19, 27, 30, 31.

Căn cứ cách tính ngày làm việc như trên, nếu trong tháng 1.2023, người sử dụng lao động và người lao động ký kết HĐLĐ thì có các trường hợp có thể xảy ra như sau:

Trường hợp thứ nhất: HĐLĐ ký trước ngày 21.1.2023 và có hiệu lực từ trước ngày 21.1.2023, người lao động có số ngày Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày làm việc trở lên trong tháng 1.2023; phải đóng BHXH tháng 1.2023;

Trường hợp thứ hai: HĐLĐ có hiệu lực từ ngày 21.1.2023 về sau, người lao động có số ngày Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng 1.2023; không phải đóng BHXH tháng 1.2023.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem