Cận cảnh sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã ở Thanh Hóa

29/12/2020 20:32 GMT+7
Sáng 27/12, tại kênh chính Bắc, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, đã xảy ra sự cố xói trôi trên kênh chính Bắc đoạn từ K5 170 đến K5 240, thuộc địa phận giáp ranh xã Phùng Giáo và Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).
Cận cảnh sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã ở Thanh Hóa - Ảnh 1.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, 2 xã bị ảnh hưởng, UBND huyện Ngọc Lặc đã khẩn trương chỉ đạo, có rào chắn, cảnh báo mất an toàn cho người và phương tiện giao thông; báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có chỉ đạo kịp thời.

Cận cảnh sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã ở Thanh Hóa - Ảnh 2.

Ngay trong ngày, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với địa phương bị ảnh hưởng kiểm tra chỉ đạo, khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn; đồng thời thống kê thiệt hại, thăm hỏi động viên 1 hộ dân bị ảnh hưởng để sớm ổn định đời sống.

Cận cảnh sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã ở Thanh Hóa - Ảnh 3.

Tiếp đó, ngày 28/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử đoàn công tác cùng với Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 3, cùng chính quyền địa phương vào đánh giá sự cố, tìm hiểu nguyên nhân và kịp thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cận cảnh sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã ở Thanh Hóa - Ảnh 4.

Sáng nay, ngày 29/12, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, đánh giá, bàn hướng khắc phục để bảo đảm nước tưới cho vụ chiêm xuân.

Cận cảnh sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã ở Thanh Hóa - Ảnh 5.

Liên quan tới sự cố vỡ kênh chính Bắc Sông Chu - Nam Sông Mã này, ghi nhận của phóng viên sáng ngày 29/12, đoạn kênh đứt gãy hàng chục mét. Một số người dân địa phương cho biết, trước khi xảy ra đứt gãy, kênh không có dấu hiệu bất thường. Thời điểm kênh vỡ đang cấp nước tưới, nước cuốn theo nhiều đất đá vùi lấp hoa màu, cây trồng của nông dân lẫn ao cá.

Cận cảnh sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã ở Thanh Hóa - Ảnh 6.

Sự cố xảy ra không gây thiệt hại về người; diện tích đất 2 lúa bị vùi lấp 3,57 ha; ao cá bị vùi lấp 0,48 ha, 130 con gia cầm bị cuốn trôi và vùi lấp.

Cận cảnh sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã ở Thanh Hóa - Ảnh 7.

Ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu: Phải nhanh chóng khắc phục được sự cố để đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất vụ Đông và chuẩn bị cho gieo cấy vụ Chiêm Xuân năm 2021. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 3 khẩn trương triển khai ngay các phương án xử lý, khắc phục sự cố phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho Nhân dân.

Cận cảnh sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã ở Thanh Hóa - Ảnh 8.

"Đồng thời, rà soát các vị trí xung yếu trên tuyến để có giải pháp vận hành, khai thác bảo đảm an toàn công trình về lâu dài. Cùng với đó, phối hợp với chính quyền địa phương, rà soát, tổng hợp thiệt hại, sớm có phương án hỗ trợ Nhân dân sớm phục hồi sản xuất" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang yêu cầu.

Cận cảnh sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã ở Thanh Hóa - Ảnh 9.

Sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã đã vùi lấp 3,5ha đất nông nghiệp của người dân xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

Cận cảnh sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã ở Thanh Hóa - Ảnh 10.

Được biết, dự án Phát triển hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã thuộc Dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 2542/QĐ-BNN-XD ngày 26/10/2011.

Cận cảnh sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã ở Thanh Hóa - Ảnh 11.

Việc đầu tư hoàn thành Dự án nhằm nhận nước từ Hồ chứa nước Cửa Đạt thông qua kênh chính để tưới cho khoảng 28.326 ha, trong đó tưới trực tiếp cho khoảng 17.172 ha khu tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã; tiếp nước vào hệ thống kênh của trạm bơm Nam sông Mã (huyện Yên Định) và Cầu Nha (huyện Thọ Xuân) để tưới thay thế các trạm bơm này (khoảng 11.154 ha); tạo nguồn nước sinh hoạt, chăn nuôi, công nghiệp nông thôn vùng dự án; góp phần cải thiện giao thông nông thôn, môi trường sinh thái và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; cải thiện quản lý thủy lợi, cung cấp và sử dụng các dịch vụ thủy lợi, hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn.

Hữu Dụng
Cùng chuyên mục