Cảng Quảng Ninh của Bầu Hiển: Loay hoay bài toán logistic nông nghiệp

Thế Phương Thứ hai, ngày 17/08/2020 09:51 AM (GMT+7)
Cảng Quảng Ninh từ ngày về tay Tập đoàn T&T của Bầu Hiển đã có sự thay đổi, đặc biệt là doanh thu đến từ thương mại hàng hoá nông sản. Tuy nhiên, bài toán logistic nông nghiệp của Bầu Hiển cũng cần phải được tính toán lại, mặc dù doanh thu lớn nhưng đóng góp vào lợi nhuận gộp lại rất thấp.
Bình luận 0

Ngày 18/08/2020, Công ty CP Cảng Quảng Ninh sẽ chính thức đưa vào giao dịch trên thị trường Upcom với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.200 đồng/cổ phiếu. Đây là cổ phiếu cảng được nhà đầu tư quan tâm bởi sau khi cổ phần hoá đã về tay Tập đoàn T&T của Bầu Hiển.

Tháng 8/2015, Tập đoàn T&T của Bầu Hiển chính thức hoàn tất việc mua lại 49 triệu cổ phiếu, tương đương 98% cổ phần của Cảng Quảng Ninh. Thương vụ này đã tốn không ít giấy mực vì nhiều người hoài nghi động cơ của Bầu Hiển là vì đất hay vì cảng. Câu trả lời vẫn cần thời gian và căn cứ trực tiếp vào tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty để xác định hướng đi chiến lược.

Cảng Quảng Ninh của Bầu Hiển: Loay hoay bài toán logictic nông nghiệp - Ảnh 1.

Cảng Quảng Ninh sẽ giao dịch trên sàn Upcom từ ngày 18/8 với giá khởi điểm là 12.000 đồng/cổ phiếu

Tuy nhiên, kể từ ngày về tay Bầu Hiển, Cảng Quảng Ninh đã có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu qua các năm từ 2016 đến nay. Năm 2017, 2018 - mỗi năm doanh thu đều tăng trưởng trên 300% so với năm liền trước, nâng tổng doanh thu lên 5.040 tỷ đồng, năm 2019 doanh thu tiếp tục tăng trưởng đạt 111% so với năm 2018 lên 5.590 tỷ đồng.

Điểm đáng lưu ý trong cơ cấu doanh thu của Cảng Quảng Ninh, đó là chủ yếu đến từ thương mại mua bán hàng hóa nông sản, về doanh thu chính của Cảng thì hầu như không có sự thay đổi qua các năm vẫn đi ngang ở mức 418 tỷ đồng/năm.

Dù vậy, lợi nhuận gộp của Cảng Quảng Ninh vẫn là câu chuyện cần bàn. Mặc dù doanh thu tăng lên, nhưng kinh doanh nông sản chỉ đóng góp 1 phần rất nhỏ cho lợi nhuận gộp, chỉ khoảng 1 tỷ đồng/năm. Lợi nhuận gộp của Cảng Quảng Ninh vẫn đến từ dịch vụ chính của cảng.

Từ khi phát sinh thêm dịch vụ kinh doanh hàng hóa nông sản kéo theo khối lượng công việc phát sinh rất lớn từ các bộ phận, các khoản công nợ phải thu cũng tăng rất cao qua các năm. Con số cuối năm 2019 phải thu khách hàng là 1.708 tỷ đồng,n rất cao so với cuối năm 2018 là 510 tỷ đồng.

Khoản công nợ phải trả người bán cũng tăng cao năm 2019 và 2018 lần lượt là 2.462 tỷ đồng và 1.941 tỷ đồng, trong khi đó năm 2016 trước khi thực hiện kinh doanh hàng hóa nông sản chỉ có 30 tỷ.

Từ khi kinh doanh dịch vụ nông sản phát sinh thêm khoản chi phí tài chính được ghi nhận là chi phí chậm trả lên tới gần 52 tỷ đồng năm 2018, năm 2019 con số này là 32 tỷ đồng. Dễ dàng có thể thấy hoạt động kinh doanh hàng hóa nông sản cơ bản tạo ra được sự tăng trưởng về doanh thu nhưng về hiệu quả kinh doanh thì cần phải tính toán chi tiết lại.

ĐVT: Tỷ VNĐ

STT

Nội dung

Năm 2019

Năm 2018

Năm 2017

Năm 2016

A

Tổng doanh thu BH và CCDV

5.590

5.040

1.283

415

1

Doanh thu hàng hóa nông sản

5.172

4.625

898

-

2

Doanh thu dịch vụ chính tại Cảng

418

415

385

415

3

Tỷ trọng DT hàng hóa nông sản (1/A)

93%

92%

70%

0%

4

Tỷ trọng DT dịch vụ chính tại Cảng (2/A)

7%

8%

30%

100%

B

Lợi nhuận gộp về BH và CCDV

124

128

108

131

1

Lợi nhuận gộp hàng hóa nông sản

1

2

0

-

2

Lợi nhuận gộp dịch vụ chính tại Cảng

123

127

107

131

Cảng Quảng Ninh qua các năm

Thuyết minh chi tiết báo cáo tài chính của Cảng Quảng Ninh tại ngày 31/12/2019 có thể thấy công ty có 2 khoản công nợ với Tập đoàn T&T của Bầu Hiển: một là khoản phải thu khác 815 tỷ đồng là khoản lãi theo hợp đồng quản lý vốn và khoản hợp tác góp vốn, lợi nhuận được chia theo tỷ lệ vốn góp thực tế tại thời điểm kết thúc hợp đồng; hai là khoản ký gửi vốn theo hợp đồng hợp tác số 01/2019/CQN-TT ngày 01/01/2019 giữa 2 công ty (hợp đồng quản lý vốn), khoản ký gửi vốn được hưởng lãi theo mức lãi suất thỏa thuận thống nhất giữa hai bên. Công ty có khoản trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên tới 11,8 tỷ, trong đó 11,3 tỷ là công nợ quá hạn trên 3 năm đã trích lập 100% dự phòng và không có khả năng thu hồi.

Khoản mục Hàng tồn kho của Công ty tại ngày 31/12/2019 là 42,6 tỷ đồng, trong đó 2,5 tỷ là hàng tồn kho kém phẩm chất, ứ đọng. Thực tế có thể xem thêm báo cáo các đơn vị cùng ngành nghề thì khoản mục hàng tồn kho các đơn vị chỉ khoảng 15 tỷ đồng, như vậy việc để tồn tiền ở hàng tồn kho lớn trong thời gian dài sẽ làm mất cơ hội đầu tư vốn công ty và cũng tăng nguy cơ rủi ro phải trích lập bổ sung đối với hàng tồn kho kém mất phẩm chất, hoặc lỗi thời.

Công tác đầu tư trang bị mới cơ sở hạ tầng, mở rộng phạm vi hoạt động của công ty trong thời gian vừa qua chưa được tập trung đầu tư, điều đó thể hiện trong báo cáo của Ban Giám đốc tại đại hội đồng cổ đông năm 2020 vừa qua.

Cảng Quảng Ninh của Bầu Hiển: Loay hoay bài toán logictic nông nghiệp - Ảnh 4.

Trên báo cáo công ty đang phản ánh khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 36,8 tỷ đồng, các hạng mục này tồn tại và triển khai từ 2015 đến nay vẫn chưa hoàn thành, các hạng mục này đến nay theo báo cáo Ban TGĐ Công ty là mục tiêu triển khai trong 3 năm tới.

Điều đáng quan tâm hơn là các khoản đầu tư của công ty, tổng giá trị đầu tư góp vốn 198,9 tỷ đồng có đến 37,3 tỷ dự phòng giảm giá khoản đầu tư chiếm tỷ trọng 18,7% khoản đầu tư. Đối với khoản đầu tư vào Công ty CP Cảng Cái Lân Việt Nam dự phòng giảm giá lên tới 90% giá trị khoản đầu tư.

Trong các khoản đầu tư chỉ có khoản góp vốn vào Tổng Công ty Rau quả - Nông sản là 156,9 tỷ đồng chiếm tỷ lệ biểu quyết 12,23% trên tổng vốn điều lệ là 713 tỷ đồng, như vậy có thể tính ra số cổ phần tương ứng nắm giữ là 8,718 triệu cổ phần, giá trị mua mỗi cổ phần tương ứng khoảng 17.997 đồng/cổ phần.

Theo BCTC đã được kiểm toán thì Tổng công ty rau quả, nông sản – CTCP kết quả kinh doanh năm 2019 là lợi nhuận sau thuế 27,3 tỷ đồng, giá trị sổ sách khoảng 11,619 đồng/cổ phần. Về khoản này, chưa thấy có đánh giá lại khoản đầu tư góp vốn vào Tổng công ty rau quả, nông sản – CTCP.

Cảng Quảng Ninh của Bầu Hiển: Loay hoay bài toán logictic nông nghiệp - Ảnh 5.

Trích phần chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu tại Tổng Công ty Rau quả, nông sản - CTCP

Cảng Quảng Ninh của Bầu Hiển: Loay hoay bài toán logictic nông nghiệp - Ảnh 6.

Có thể hướng đi chiến lược của Cảng Quảng Ninh là logistic trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng CTCP Cảng Quảng Ninh vẫn cần phải có nhưng sự đầu tư về trang bị cơ sở hạ tầng để nâng cao tính cạnh tranh, đồng thời cần xác định đúng định hướng triển khai dịch vụ cốt lõi của công ty, từ đó tập trung nguồn lực phát triển công ty.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem