Chuyên gia: Trong 5 – 10 năm tới sẽ chứng kiến sự bùng nổ lớn trên thị trường chứng khoán, vì điều này

05/01/2024 16:17 GMT+7
Theo ông Nguyễn Phúc Nguyên - Giám đốc CNTT CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), công nghệ giúp nhà đầu tư đầu tư an nhàn hơn nhưng công nghệ không thể thay thế NĐT trong đầu tư chứng khoán.

Công nghệ không thể ra quyết định thay nhà đầu tư trong mua bán chứng khoán

Chia sẻ tại talkshow với chủ đề: Công nghệ “biến hóa” trải nghiệm khách hàng do Báo đầu tư tổ chức, ông Nguyễn Phúc Nguyên - Giám đốc CNTT CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) khẳng định, công nghệ giúp nhà đầu tư (NĐT) đầu tư an nhàn hơn nhưng công nghệ không thể thay thế NĐT trong đầu tư chứng khoán.

Công nghệ trợ giúp lớn cho NĐT như AI có thể học được thói quen đầu tư của người môi giới, nhà đầu tư, hoặc những tín hiệu, cơ hội của thị trường.,. dự đoán cơ hội để giúp NĐT biết sử dụng công nghệ nhìn thấy cơ hội sớm hơn các NĐT khác, việc này sẽ giúp NĐT an nhàn hơn. 

Chuyên gia: Trong 5 – 10 năm tới sẽ chứng kiến sự bùng nổ lớn trên thị trường chứng khoán, vì điều này- Ảnh 1.

Các diễn ra tham gia talkshow với chủ đề Công nghệ “biến hóa” trải nghiệm khách hàng do Báo đầu tư tổ chức

Nhưng việc này không thể giúp NĐT nhận thấy vĩ mô, doanh nghiệp này có báo cáo sai hay không hoặc những doanh nghiệp này độ trung thực của BCTC, những xu thế, những tác động khác mà công nghệ không thể xác định được. Đôi khi công nghệ chỉ nhìn thấy được cục bộ, nhưng toàn bộ thì công nghệ không dự đoán được, quyết định được thay cho con người.

"Mọi người nghĩ, khi thay đổi về mặt công nghệ, chúng ta không phải đi đầu tư, để công nghệ đi đầu tư cho mình nhưng điều này xa vời, trong tương lai gần và trung hạn là không có", ông Nguyên khẳng định.

Ông Nguyên cho biết thêm, khách hàng có xu hướng ngày càng quan tâm đến hiệu quả thực chất của đầu tư. Bên cạnh đó, khách hàng không chỉ quan tâm CTCK ở đâu mà quan tâm dịch vụ chứng khoán nhiều hơn, nơi nào có dịch vụ tốt, có dịch vụ hiệu quả - họ sẽ quan tâm. Đây là điểm mấu chốt để phân biệt CTCK này với CTCK khác.

Ở mặt công nghệ, sản phẩm đầu tư, các CTCK phải cạnh tranh theo kiểu chúng tôi không chỉ mang đến cho khách hàng, các NĐT dịch vụ đơn lẻ mà sẽ mang đến các sản phẩm đi kèm đa dạng, được cá nhân hoá cụ thể dựa trên trải nghiệm trên từng KH riêng biệt, từng lứa tuổi, đặc thù. Đồng thời có sự liên kết đa dạng hơn, không chỉ cung cấp 1 dịch vụ chứng khoán mà cả hệ sinh thái dịch vụ đi kèm. Điểm này rất quan trọng trng việc cạnh tranh giữ các CTCK trong thời gian kế tiếp.

Thay đổi lớn về mặt công nghệ để đáp ứng nhu cầu của thế hệ gen Z

Theo ông Nguyên, trong 5 – 10 năm tới sẽ chứng kiến sự bùng nổ lớn, đối tượng sử dụng chủ đạo sẽ là thế hệ gen Z, họ có một đặc thù là sinh ra, sống trong thời đại số hoá ngay từ khi teen, nên việc sử dụng các dịch vụ số hoá rất lớn. Hiện nay, tại thời điểm nay, số lượng giao dịch online của BVSC là trên 98%, sắp tới, việc lên 100% là rất nhanh.

"Với gen Z, họ có những nhu cầu rất đặc thù so với các thế hệ trước. Họ muốn tự đầu tư, muốn tự trải nghiệm cái mới, khả năng tiếp nhận rủi ro, cơ hội để thực hiên phương pháp đầu tư mới, công cụ mới rất lớn. Chúng ta sẽ phải có nhiều thay đổi về mặt công nghệ để đáp ứng họ", ông Nguyên nói.

Chẳng hạn với AI tạo sinh sẽ có 2 thể loại. Đối với khách hàng, họ có thể chat với dịch vụ chứng khoán, hỏi ý kiến của các ứng dụng để phân bổ tài sản như thế nào. Ở bên trong CTCK, để phát triển đầy đủ sẽ phải có loại AI khác là AI dự báo, thống kê để kết nối với AI bên ngoài, hỗ trợ NĐT.

Bên cạnh đó sẽ có những hệ thống để giúp NĐT giảm nhẹ gánh nặng và sự phức tạp của đầu tư bằng cách đơn giản hoá, chia nhỏ những vấn đề, kết hợp với khẩu vị rủi ro.

“Đối với tệp khách hàng lớn tuổi, họ có khả năng ít tiếp cận với công nghệ mới như gen Z, các CTCK sẽ phải cung cấp một dịch vụ khác như tiếp cận người với người, gặp gỡ chuyên viên, chuyên gia. Tại thời điểm đấy, CTCK phải áp dụng công nghệ theo một cách khác để nâng cấp những chuyên viên tư vấn đầu tư về mặt chất lượng để phục vụ tốt hơn cho tệp khách hàng này”, ông Nguyên chỉ rõ.

Bảo mật - Yếu tố sống còn ở các công ty chứng khoán

Nói về tính bảo mật, ông Nguyên cho hay, đây là yếu tố mang tính chất sống còn ở các CTCK. Các CTCK có đặc thù dữ liệu là realtime (thời gian thực), giao dịch tức thời nên hậu quả sẽ rất khủng khiếp nếu xảy ra.

Bên cạnh đó, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ khác, khi bắt đầu cung cấp dịch vụ trực tuyến phải xây dựng hàng rào phòng chống tấn công, các hàng rào liên quan đến bảo mật. Tuy nhiên còn có một lĩnh vực khác khó hơn mà CTCK tập trung là hỗ trợ khách hàng hiện tại.  Tức giúp khách hàng tự bảo vệ họ tốt hơn thông qua các hình thức thiết kế sản phẩm, thiết kế các hình thức giao dịch cũng như các trao đổi đối với khách hàng. 

Đôi khi khách hàng click phải một cái link bị ăn cắp mật khẩu rất nhiều. Thậm chí việc tấn công cũng rất đơn giản là chỉ việc mua một mã chứng khoán không phải chuyển tiền ra, về mặt thực tế là họ không lấy tiền ra nên soi khó nhưng họ có thể tác động lên giá một cổ phiếu nào đấy hoặc theo một cách khác. Đây là những nguy cơ hiện hữu với khách hàng.


O.L
Cùng chuyên mục