Chủ nhật, 28/04/2024

Cổ phiếu thép, bất động sản và năng lượng kéo VN-Index giảm mạnh trong tháng 10

04/11/2022 7:00 PM (GMT+7)

Trước những lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu và dòng tiền eo hẹp, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có khoảng thời gian giao dịch khá tiêu cực trong tháng 10/2022.



Cổ phiếu thép, bất động sản và năng lượng kéo VN-Index giảm mạnh trong tháng 10 - Ảnh 1.

Cổ phiếu thép, bất động sản và năng lượng kéo VN-Index giảm mạnh trong tháng 10. Ảnh minh họa


Trong đó, nhóm cổ phiếu ngành nguyên vật liệu và bất động sản có mức giảm điểm mạnh nhất, kéo chỉ số VN-Index giảm tới gần 29% so với tháng trước đó.

Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), các chỉ số chính trên HOSE đều diễn biến tiêu cực trong tháng 10. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.027,94 điểm, giảm 28,83% so với tháng 9 và giảm 31,39% so với cuối năm 2021. VNAllshare đạt 993,43 điểm, giảm 32,75% so với tháng 9 và giảm 36,37% so với cuối năm 2021; VN30 đạt 1.026,84 điểm, giảm 32,99% so với tháng 9 và giảm 33,14% so với cuối năm 2021.

Đáng chú ý, một số ngành ghi nhận mức giảm điểm mạnh mẽ trong khoảng thời gian này. Trong đó, chỉ số ngành nguyên vật liệu (VNMAT) giảm tới 59,39%; ngành bất động sản (VNREAL) giảm 39,27% và ngành năng lượng (VNENE) giảm 36,76%.

Thanh khoản thị trường cổ phiếu vẫn chưa có nhiều dấu hiệu tích cực trong tháng 10 khi dòng tiền vẫn còn eo hẹp. Giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 11.449 tỷ đồng và 548,13 triệu cổ phiếu, tương ứng giảm 14,53% về giá trị bình quân và tăng 3,97% về khối lượng bình quân so với tháng 9. Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong tháng đạt 11,51 tỷ cổ phiếu với giá trị giao dịch đạt 240.446 tỷ đồng, tương đương tăng 9,17% về khối lượng và giảm 10,26% về giá trị giao dịch so với tháng 9.

Các ngân hàng chỉ được chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm nay


Thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực cũng khiến giá trị giao dịch chứng quyền có bảo đảm (CW) suy giảm mạnh trong tháng 10/2022. Dù khối lượng giao dịch bình quân CW đạt khoảng 38,37 triệu CW, tăng tới 36,19% so với tháng trước đó, song giá trị giao dịch bình quân lại giảm tới 44,19%, chỉ đạt hơn 7,92 tỷ đồng.

Việc VN-Index suy giảm mạnh cũng khiến trên HOSE chỉ còn 34 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó có một doanh nghiệp duy trì vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (mã: VCB). Trong khi đó, vào cuối năm 2021, trên HOSE ghi nhận 46 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, bao gồm 3 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Tập đoàn Vingroup (VIC), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Công ty cổ phần Vinhomes (VHM).

Tính đến cuối tháng 10/2022, trên HOSE có 564 mã chứng khoán niêm yết. Trong đó gồm 401 mã cổ phiếu, 3 mã chứng chỉ quỹ đóng, 10 mã chứng chỉ quỹ ETF, 149 mã chứng quyền có bảo đảm và 1 mã trái phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 139 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 4,10 triệu tỷ đồng, giảm 8,92% so với tháng trước và tương đương 48,84% GDP năm 2021 (GDP theo giá hiện hành).

Theo TTXVN

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.