Đề xuất nguồn tăng lương cơ sở từ 01/7/2023 cho công chức

03/12/2022 16:06 GMT+7
Từ nay đến hết 30/6/2023: Tính lương theo mức lương cơ sở cũ là 1,49 triệu đồng/tháng. Từ 01/7/2023 trở đi: Tính lương theo mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng/tháng.

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023. Theo đó, về chính sách tiền lương, Nghị quyết này nêu rõ:

- Chưa cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27. Đồng nghĩa, cán bộ, công chức, viên chức chưa được xây dựng các bảng lương mới theo vị trí việc làm, bằng số tiền cụ thể.

- Tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ 01/7/2023 từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Đồng nghĩa, trong năm 2023, cán bộ, công chức, viên chức sẽ có hai giai đoạn tính lương khác nhau:

Từ nay đến hết 30/6/2023: Tính lương theo mức lương cơ sở cũ là 1,49 triệu đồng/tháng. Từ 01/7/2023 trở đi: Tính lương theo mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng/tháng.

Đề xuất nguồn tăng lương cơ sở từ 01/7/2023 cho công chức - Ảnh 1.

Từ nay đến hết 30/6/2023: Tính lương theo mức lương cơ sở cũ là 1,49 triệu đồng/tháng. Từ 01/7/2023 trở đi: Tính lương theo mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng/tháng.

Do chưa thực hiện cải cách tiền lương nên hệ số lương của nhóm cán bộ, công chức, viên chức vẫn giữ nguyên như hiện tại. Bởi vậy, khi lương cơ sở tăng lên 310.000 đồng/tháng thì lương của các đối tượng này cũng tăng tương ứng với mức tăng của lương cơ sở.

Trong đó, với công chức, ngạch được tăng lương nhiều nhất là chuyên gia cao cấp (tăng 3,1 triệu đồng/tháng) và ngạch công chức loại C nhóm C3 sẽ được tăng lương ít nhất (tăng 418.500 đồng/tháng).

Riêng với viên chức, trước và sau 01/7/2023, viên chức loại A3, nhóm A3.1 sẽ là chức danh được tăng nhiều nhất với mức tăng là 1,922 triệu đồng/tháng và viên chức loại C, nhóm C2 là chức danh tăng lương ít nhất với mức tăng là 465.000 đồng/tháng.

- Tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người được ngân sách Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm cho người nghỉ hưu trước 1995 có mức hưởng thấp.

- Tăng mức chuẩn trợ cấp người có công.

- Tăng 20,8% chi chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở.

- Tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở từ 01/01/2023.

Như vậy, có thể thấy, trong năm 2023, có khá nhiều chính sách về tiền lương và trợ cấp xã hội sẽ thay đổi so với thời điểm bây giờ.

Đề xuất nguồn tăng lương cơ sở từ 01/7/2023 thế nào?

Để thực hiện cơ chế tạo nguồn nhằm tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023, dự thảo nêu rõ, nguồn thực hiện của các địa phương gồm:

- 70% tăng thu ngân sách địa phương 2022 so với dự toán, trong đó không bao gồm thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, tiền thuê đất 01 lần được nhà đầu tư ứng trước nhằm bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu từ xử lý tài sản công; tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, phí tham quan di tích, di sản thế giới…

- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương 2022 còn dư chuyển sang.

- 10% tiết kiệm chi thường xuyên trong đó không tính tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản chi có tính chất lương và khoản chi theo chế độ cho con người.

- Dùng ít nhất 40% số thu được đẻ lại theo chế độ năm 2023. Riêng thu từ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, y tế dự phòng… ở cơ sở công lập thì chỉ sử dụng ít nhất 35%.

- Ngân sách trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương ngân sách khó khăn sau khi đã cân đối nguồn điều chỉnh tiền lươg nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu cải cách tiền lương.


PV
Cùng chuyên mục