Dịch Covid-19: Lao động thương mại điện tử vừa thiếu vừa yếu

Nguyệt Tạ Chủ nhật, ngày 01/03/2020 06:05 AM (GMT+7)
Trong bối cảnh đang có dịch Covid-19, thay vì lựa chọn đi chợ, nhiều người đã lựa chọn hình thức mua bán qua sàn giao dịch thương mại điện tử để đảm bảo an toàn (TMĐT). Việc nở rộ mua bán TMĐT đang khiến việc ngành này thiếu hụt lao động trầm trọng.
Bình luận 0

Cơ hội của thương mại điện tử

Ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, dịch bệnh do virus corona (Covid-19, mới được  đổi là SARs-CoV-2) đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành nông nghiệp, du lịch, giao thông, vận tải… Tuy nhiên, đây lại là cơ hội ngắn hạn cho  TMĐT.

Nguyên nhân là do người dân sợ lây bệnh nên ngại ra ngoài đi chợ, đi đến các khu thương mại, siêu thị.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Lao động, chuyên gia về lao động việc làm cho biết, tốc độ phát triển nhanh của ngành TMĐT kéo theo nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang cần nguồn lao động có trình độ về công nghệ thông tin và TMĐT, bởi kinh doanh trên mạng xã hội và sàn giao dịch TMĐT đang đem lại hiệu quả kinh tế cao.

img

Ngành thương mại điện tử cần rất đông lao động làm công việc trong khâu đóng gói, vận chuyển (ảnh minh họa).   Ảnh: I.T

Theo Cục TMĐT và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), căn cứ kết quả khảo sát hàng năm đối với một bộ phận ứng dụng thường xuyên TMĐT, trong số hơn 1.000 doanh nghiệp được hỏi có đến hơn 80% doanh nghiệp cho rằng nhu cầu nhân lực TMĐT được đào tạo là rất cần thiết đối với chính doanh nghiệp mình.

"Trong giai đoạn tới, nhu cầu này sẽ tăng lên rất nhiều khi Việt Nam trở thành quốc gia có hàm lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh lớn, do đó việc tiến hành trao đổi thương mại qua mạng sẽ ngày càng phổ biến hơn" - bà Hương nói.

Hạn chế số lượng, chất lượng

Các thống kê gần đây cho thấy TMĐT tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh, từ 25 - 30%/năm, hơn mức trung bình thế giới là gần 20%. Cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng nhân lực của ngành này. Tuy nhiên, theo nhiều khảo sát, hiện nay, nguồn nhân lực TMĐT của Việt Nam còn đang rất thiếu và rất yếu.

"Hiện tại TMĐT tại Việt Nam vẫn phát triển trên nền tảng mạng xã hội và các nền tảng TMĐT sẵn có phổ biến hiện nay với những hình thức bán hàng online của các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ”.

Bà Nguyễn Thị lan Hương - chuyên gia lao động 

"Hiện nay, trên cả nước có nhiều trường đại học và cao đẳng đào tạo về TMĐT, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng hơn 1.000 nhân lực trình độ cử nhân. Nhưng so với nhu cầu thực tế thì con số này là quá ít" - ông Minh nhận định.

Ông Minh cũng cho rằng, nguồn nhân lực cho TMĐT ở nước ta hiện nay thực sự đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng, bởi đa số các ứng viên trong lĩnh vực này chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Ví dụ như kỹ năng về quản trị website và sàn giao dịch TMĐT đang là nhu cầu lớn đối với các doanh nghiệp nhưng theo khảo sát, có 46% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng này.

Ngoài ra, đối với các kỹ năng khác, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể như kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng TMĐT (mới đáp ứng 45%); kỹ năng cài đặt chế độ, ứng dụng, khắc phục sự cố thông thường của máy vi tính (42%); kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án TMĐT (42%); kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu (42%); kỹ năng tiếp thị trực tuyến (35%); kỹ năng triển khai thanh toán trực tuyến (30%)...

Chị Nguyễn Thị Thúy (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, chị tham gia bán hàng qua mạng được gần 10 năm. Mặt hàng rất đa dạng, từ sản phẩm gia dụng tới sản phẩm sức khỏe như dược phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế...

"Mặc dù tham gia bán hàng qua kênh TMĐT khá lâu nhưng bản thân tôi cũng chưa từng được đào tạo về TMĐT, hay đi học về ngành có liên quan. Tôi chủ yếu tự mày mò rồi đăng bán trên mạng xã hội, trên trang TMĐT... vì vậy hiệu quả kinh doanh vẫn còn hạn chế" - chị Thúy thừa nhận.

Ngoài các doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh TMĐT, hiện nay số hộ và cá nhân kinh doanh TMĐT ở Việt Nam cũng tăng cao, tuy nhiên thực tế hiện nay đa phần lao động này chưa được đào tạo về TMĐT. Ngoài số lượng sinh viên được đào tạo bài bản tại các trường đại học và cao đẳng, phần lớn đều tìm hiểu TMĐT thông qua các lớp học ngắn ngày, hoặc tự tìm hiểu trên sách, báo, Internet. Chính vì thế, nhiều người chưa hiểu rõ nhưng đã làm về TMĐT, do đó chất lượng nguồn nhân lực còn yếu, gây hạn chế tới quá trình hoạt động, giá trị chuỗi kinh doanh còn thấp.

Để giải quyết bài toán này, theo chuyên gia lao động Nguyễn Thị Hương, Việt Nam cần có chính sách vĩ mô về đào tạo cấp đại học, cao đẳng, cùng với đó là chính sách đào tạo nghề.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem