Thứ năm, 16/05/2024

Dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm ở mức 4,5% - 5,0%

08/07/2023 1:26 PM (GMT+7)

Nền kinh tế vẫn chưa thể tìm thấy động lực cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng trong quý II/2023, trong khi các giải pháp hộ trợ nghiêng nhiều về chính sách tiền tệ xuyên suốt quý, do đó, SSI Research đánh giá, rủi ro đối với sự ổn định vĩ mô đang dần hiện hữu hơn, khi lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao.

Tăng trưởng GDP quý II/2023 chưa xuất hiện đột phá

Theo SSI Research, trái với các số liệu tích cực về tăng trưởng GDP ở một số địa phương, GDP của cả nước trong quý II chỉ ghi nhận mức tăng 4,14% với động lực tăng trưởng đến từ khu vực dịch vụ.

Cụ thể, khu vực dịch vụ tăng 6,11% so với cùng kỳ trong đó bán buôn, bán lẻ tăng 8,98% (cải thiện từ mức 7,98% trong quý I); Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,5% với mức bật khá đáng chú ý từ ngành xây dựng (tăng 7,05%, so với mức 1,88% trong quý I); Khu vực nông – lâm – thủy sản ổn định ở 3,25% (quý I: 2,85%).

Dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm ở mức 4,5% - 5,0% - Ảnh 1.

Dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm ở mức 4,5% - 5,0%, theo SSI Research. Ảnh: Quốc Hải

Tăng trưởng GDP thực tế trong quý I ghi nhận sự điều chính giảm nhẹ, xuống 3,28% (từ ước tính ban đầu 3,32%) do điều chỉnh trong khu vực dịch vụ (từ 6,9% xuống 6,56%).

"Mặc dù tăng trưởng các nhóm ngành trong quý II tích cực hơn so với quý I, nhưng nếu so sánh mức tăng trưởng GDP theo quý cho thấy xu hướng hiện tại đang ở mức thấp hơn mức tăng trưởng trung bình giai đoạn trước Covid", chuyên gia SSI Research, nhận xét.

Tăng trưởng GDP 6 tháng tăng 3,72% - mức thấp nhất kể từ 2021 nếu loại trừ giai đoạn Covid 2020.

Xét theo phía cầu, tăng trưởng 6 tháng chủ yếu đến từ xuất khẩu ròng khi chênh lệch xuất, nhậhàng hóa và dịch vụ đóng góp tới 63,45% trong khi xét về tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu p khẩu đều giảm so với cùng kỳ. Tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản chỉ ghi nhận tăng 2,68% và 1,15%. Điều này cho thấy nền kinh tế dường như đang thiếu hụt động lực tăng trưởng.

Dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm ở mức 4,5% - 5,0% - Ảnh 2.

"Chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm ở mức 4,5% - 5,0%. Các nỗ lực từ phía NHNN và Chính phủ có thể sẽ phải gặp các trở ngại đến từ (i) cần phải duy trì cân bằng giữa tăng trưởng và sự ổn định vĩ mô (và hệ thống ngân hàng nói riêng) và (ii) các điều kiện tài chính bên ngoài bị thắt chặt. 

Điểm tích cực có thể đến từ sự hồi phục của ngành du lịch (khi chính sách visa thuận lợi hơn) và sự phục hồi nhanh hơn từ các đối tác thương mại chính", chuyên gia SSI Research, nhận định.

Lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao

Tính đến cuối tháng 6, lạm phát chỉ tăng Chỉ số CPI tổng thể và cơ bản (% so với cùng kỳ) 2,0% so với cùng kỳ. Nhờ vậy, lạm phát quý II tăng 2,41% (Quý 1: 4,20%) và lạm phát trung bình 6 tháng đầu năm tăng 3,29% - thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4,5% của Chính phủ và đã giúp NHNN chủ động giảm tiếp lãi suất điều hành lần thứ 4 trong quý II/2023.

Trong 6 tháng đầu năm, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (đóng góp CPI 1,24 điểm phần trăm) và nhóm lương thực, thực phẩm (đóng góp CPI 1,34 điểm phần trăm) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong CPI.

Các yếu tố hỗ trợ lạm phát chính trong nửa đầu năm là giá xăng dầu (- 24,87%) giúp chỉ số giá giao thông giảm -8,34% (đóng góp giảm CPI 0,81 điểm phần trăm).

"Tốc độ hạ nhiệt của lạm phát cơ bản chậm hơn nhiều so với lạm phát chung, khi ghi nhận tăng 4,3% so với cùng kỳ trong tháng 6 và 4,7% đối với lạm phát bình quân.

Dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm ở mức 4,5% - 5,0% - Ảnh 3.

Dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm ở mức 4,5% - 5,0% - Ảnh 4.

Đóng góp của các nhóm vào lạm phát chung (điểm phần trăm). Nguồn: SSI Research

Nhìn chung, lạm phát tổng thế hạ nhiệt nhanh chóng trong Quý 2, nhưng chưa phản ánh đến nhu cầu tiêu thụ điện tăng vọt và việc điều chỉnh giá điện bán lẻ trong tháng 6. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng lạm phát có thể sẽ nhích tăng dần trở lại trong tháng 7 tới đây", chuyên gia SSI Research, nhận định.

Đặc biệt, điểm tích cực nhu cầu tiêu dùng suy yếu cũng khiến cho lạm phát khó có sự bứt phá, tuy nhiên việc lạm phát cơ bản duy trì ở mức cao và tốc độ giảm tương đối chậm, theo SSI Research, đây là yếu tố cần phải đáng cân nhắc để NHNN có thể đưa ra chính sách tiền tệ phù hợp trong nửa cuối năm nay.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá vé máy bay hạ nhiệt sau lễ

Giá vé máy bay hạ nhiệt sau lễ

Bước vào giữa tháng 5, giá vé máy bay các hãng đã có xu hướng hạ nhiệt. Đồng thời, các hãng hàng không cũng tung nhiều chương trình ưu đãi giá vé, kích cầu đi lại.

Công ty SJC trúng thầu 4.000 lượng vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước

Công ty SJC trúng thầu 4.000 lượng vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước

Tại các phiên đấu thầu vừa qua, Công ty SJC đều trúng thầu với khối lượng 2.000 lượng mỗi phiên.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Thủ tướng: Khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất để đến mục tiêu

Thủ tướng: Khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất để đến mục tiêu

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN và Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong các nhà khoa học chủ động đề xuất thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực với các cơ quan nhà nước để có nguồn lực thực hiện nghiên cứu.

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Đặc sản, món ngon, sản phẩm OCOP khắp cả nước đổ về TP.HCM tham dự triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm 2024 để tăng cường kết nối giao thương. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể thả ga mua đặc sản với giá hấp dẫn.

"Click, quẹt" với ngân hàng đã có tích hợp AI

"Click, quẹt" với ngân hàng đã có tích hợp AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã được tích hợp vào các nền tảng ngân hàng số tại Việt Nam, đẩy nhanh cuộc đua chuyển đổi số của các nhà băng hơn nữa. Nhờ đó, omni banking -- ngân hàng kết hợp hệ sinh thái đa kết nối cho khách hàng -- cũng được chú trọng.