Du khách nước ngoài vẫn không đeo khẩu trang khi du lịch Hà Nội

Phạm Hưng Thứ ba, ngày 24/03/2020 18:25 PM (GMT+7)
Mặc dù đang là thời gian cao điểm trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phớt lờ cảnh báo, vô tư đi dạo phố Hà Nội. Công tác kiểm tra, xử lý gặp nhiều khó khăn không chỉ với người Việt Nam mà cả người nước ngoài.
Bình luận 0

img

Ghi nhận chiều 24/3, tại khu vực hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm), mặc dù trước đó ngày 16/3 – Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu mọi công dân trong và ngoài nước phải thực hiện việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng để tăng cường phòng chống dịch Covid-19. Song, thực tế bên cạnh phần lớn người dân chấp hành thì một số người vẫn phớt lờ cảnh báo, vô tư đi dạo phố.

img

Lý do phổ biến khi được hỏi về việc tại sao không đeo khẩu trang đối với người nước ngoài là khó thở, còn với người Việt Nam là gặp khó trong việc tìm mua khẩu trang.

img

Thực tế, Việt Nam đã có những quy định và chế tài xử phạt. Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ thì bệnh Covid-19 thì được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.

img

Trong điều khoản này nghiêm cấm hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Do đó, người nào không thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của cơ quan y tế thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng.

img

Ngoài ra, nếu người bị dịch bệnh, không đeo khẩu trang mà làm lây lan vi rút Covid-19 cho người khác còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

img

Cụ thể, trường hợp vi phạm dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế và/hoặc làm chết người, thì có thể sẽ bị phạt tù lên đến 10 năm. Trường hợp vi phạm dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, làm chết 2 người trở lên, thì có thể sẽ bị phạt tù lên đến 12 năm.

img

Tuy nhiên rất khó để thực hiện việc xử phạt đối với người dân. Bởi nhiều lý do liên quan đến sự khác biệt về lối sống, ngôn ngữ và hạn chế nguồn cung khẩu trang ra thị trường.

img

Theo quan sát, lực lượng chức năng ở khu vực quận Hoàn Kiếm chủ yếu thực hiện các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở đối với người dân chứ chưa xử phạt.

img

Anh Hùng (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Bản thân tôi không biết quy định, chế tài xử phạt người không đeo khẩu trang như thế nào bởi suốt bao lâu nay có bao giờ phạt người không đeo khẩu trang đâu. Cho dù bây giờ tôi biết thì cũng khó tìm được nơi bán khẩu trang đúng giá”.

img

“Tôi biết dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam tôi cảm thấy an toàn vì đội ngũ y tế đã làm rất tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh. Hơn nữa, việc đeo khẩu trang khiến tôi cảm thấy vô cùng khó thở”, Daniel (du khách người Úc) nói.

img

Nhiều người không đeo khẩu trang khi đi dạo phố ở Hà Nội.

img

Tuy nhiên, nhiều du khách cũng ý thức được trách nhiệm và bảo vệ bản thân. Không chỉ đeo khẩu trang, mà còn có nhiều trang phục đặc biệt khác để phòng chống Covid-19.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem