Thứ sáu, 26/04/2024

Đừng để gạo của ta phải thay tên khi xuất khẩu

26/02/2023 8:01 AM (GMT+7)

Nhắc đến gạo, người tiêu dùng nghĩ ngay đến Thái Lan. Trong khi gạo Việt, xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới, nhưng ra nước ngoài phải mang thương hiệu khác, khó thấy trên kệ hàng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức tọa đàm “Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam”.

Theo Bộ NN&PTNT, nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới về sản lượng, nhưng giá bán chưa tương xứng. Chẳng hạn, xuất khẩu gạo và cà phê của Việt Nam thứ 2 thế giới, nhưng về giá chỉ đứng thứ 10. Còn xuất khẩu tiêu và điều số 1 thế giới, nhưng giá chỉ xếp thứ 8 và thứ 6.

Bộ NN&PTNT cho rằng, nguyên nhân do việc xây dựng thương hiệu của nông sản Việt Nam còn yếu, các sản phẩm chưa tiếp cận sâu vào thị trường mà chủ yếu chỉ dùng là nguyên liệu cho thương hiệu nước ngoài.

“Xuất khẩu điều của Việt Nam đứng số 1 thế giới nhưng ra nước ngoài, các đối tác phải lấy thương hiệu của siêu thị Walmart. Còn gạo Việt sang thị trường châu Âu cũng phải thay tên đổi họ và giá bán thấp so với các sản phẩm tương tự. Dễ thấy nhất, gạo Hom Mali – loại gạo ngon nhất Thái Lan có giá 230.000 đồng/5kg, trong khi gạo ST25 của Việt Nam có giá chỉ 140.000 đồng”, đại diện Bộ NN&PTNT nói.

Đừng để cạo của ta phải thay tên khi xuất khẩu - Ảnh 1.

Nhiều loại gạo Việt ra nước ngoài vẫn dạng thô, chưa xây dựng được thương hiệu.

Tại tọa đàm, các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá, việc chưa xây dựng được thương hiệu đang khiến nông sản Việt Nam lép vế so với nông sản nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu hiện mới chỉ xuất hiện chủ yếu ở các cửa hàng dành riêng cho người Việt, còn chưa thể tiếp cận trực tiếp đến tay người tiêu dùng nước ngoài.

Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Intimex Group - dẫn chứng, gạo ST ra đời đã trên 10 năm nhưng người tiêu dùng trong nước không biết. Chỉ trong 3 năm gần đây, khi gạo ST 25 được đánh giá ngon nhất thế giới, người tiêu dùng mới bắt đầu tìm mua.

Theo ông Nam, chúng ta có rất nhiều sản phẩm chất lượng tốt, nhưng chưa biết cách làm thương hiệu nên hình ảnh còn mờ nhạt. Do đó, Việt Nam cần khẩn trương lựa chọn những sản phẩm chủ lực để đầu tư xây dựng thương hiệu, giúp nông sản Việt thêm “sức mạnh mềm” khi ra thị trường thế giới.

Bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) - cho rằng, chung quy lại thương hiệu nông sản phải bắt đầu từ khâu sản xuất, quy trình canh tác. Làm sao đảm bảo chất lượng đồng đều, đáp ứng được các tiêu chuẩn của các thị trường, “ít nhưng chất lượng phải thống nhất, đồng bộ”.

“Gạo Hom Mali chỉ chiếm 10% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan, nhưng kim ngạch đã đạt 1 tỷ USD. Trên thế giới, người tiêu dùng nhắc đến gạo là nghĩ ngay đến Thái Lan. Còn gạo Việt Nam rất lạ lẫm”, bà Liên nói.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, trong mỗi chuyến công tác ở nước ngoài, ông đều tìm trên siêu thị những sản phẩm nông sản Việt Nam. Thế nhưng, ông tìm mãi mới thấy gạo Việt trên kệ hàng, còn lại chủ yếu của gạo Thái Lan, Ấn Độ.

Theo ông Hoan, thương hiệu là "cái hiệu" người ta thương. Với mỗi doanh nghiệp, thương hiệu xuất phát từ văn hóa, chiến lược kinh doanh. Điều đáng nói, cứ sau mỗi lần tổ chức lễ hội, hay xúc tiến thương mại, giá sản phẩm đó lại tụt xuống. Nguyên nhân do doanh nghiệp Việt giảm giá, cạnh tranh lẫn nhau để giành khách hàng.

"Để xây dựng thương hiệu nông sản, nông dân phải vượt qua tư duy mùa vụ, doanh nghiệp tư duy thương vụ và chính quyền tư duy nhiệm kỳ. Thay vì buôn chuyến, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược dài hạn. Nếu không, mọi kế hoạch xây dựng thương hiệu đều đổ vỡ chỉ sau thời gian ngắn", Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.

Theo TPO

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Tập đoàn đa ngành Masan đặt tham vọng lợi nhuận năm 2024 tăng gấp đôi năm ngoái. Dù mì gói không phải là sản phẩm đắt tiền nhưng dự kiến cũng sẽ giúp Masan đạt được mục tiêu.

Thời tiết nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Cảnh báo nắng nóng gay gắt

Thời tiết nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Cảnh báo nắng nóng gay gắt

Nắng nóng là 1 trong những loại hình thiên tai nguy hiểm, nắng nóng và nắng nóng kéo dài có nguy cơ gây ra cháy nỗ tại khu vực dân cư. Đồng thời, nắng nóng khắc nghiệt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân như mất nước, sốc nhiệt, say nắng, có khả năng dẫn đến đột quỵ.

Về nơi "Đất lành chim đậu" trải nghiệm độc đáo cùng thiên nhiên hoang sơ

Về nơi "Đất lành chim đậu" trải nghiệm độc đáo cùng thiên nhiên hoang sơ

Khu du lịch sinh thái Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp, đã có những "lời mời chào" rất hấp dẫn với những trải nghiệm độc đáo cùng thiên nhiên hoang sơ, cho đến các phiên chợ, lễ hội ẩm thực đặc sắc...đến với du khách nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Giá chung cư được dự báo khó có thể giảm sâu hơn, diễn biến đi ngang trong ngắn hạn và sẽ phục hồi đà tăng khi thanh khoản cải thiện hơn thời gian tới.

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Sở GTVT TP.HCM dự kiến điều chỉnh dải phân cách, chia đường Phạm Văn Đồng thành 3 làn ô tô và 3 làn hỗn hợp, nhằm tránh tình trạng xe máy đi lấn vào làn ô tô.

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.