Gặp người lưu giữ một phần ký ức về “đôi dép Bác Hồ”

Phạm Hưng Thứ ba, ngày 19/05/2020 14:26 PM (GMT+7)
Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Xuân Hòa (phố Lý Nam Đế, Hà Nội) chọn cho mình công việc “cha truyền con nối” làm dép cao su thủ công để lập nghiệp. Cả cuộc đời gắn bó với nghề, ông đã làm ra hàng nghìn đôi dép cao su cho những người yêu thích loại dép từng một thời vang bóng này.
Bình luận 0

Video: Gặp người lưu giữ một phần ký ức về “đôi dép Bác Hồ”.

Gặp người lưu giữ một phần ký ức về “đôi dép Bác Hồ” - Ảnh 2.

Trong ngôi nhà nhỏ nằm tại phố Lý Nam Đế, ông Nguyễn Xuân Hòa xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về những ký ức và giá trị lịch sử của “đôi dép Bác Hồ”.

Gặp người lưu giữ một phần ký ức về “đôi dép Bác Hồ” - Ảnh 3.

Ông khẳng định: “Người đầu tiên đi dép cao su tại Việt Nam chính là Bác Hồ. Đôi dép cao su không chỉ bên cạnh Bác trong cuộc sống thường nhật mà còn cùng Bác đi khắp mọi miền của Tổ quốc. Đôi dép cao su thể hiện một phần tính cách của Bác trong lối sống giản dị, gần gũi và tiết kiệm”.

Gặp người lưu giữ một phần ký ức về “đôi dép Bác Hồ” - Ảnh 4.

“Dép cao su vốn là đặc trưng của người Việt Nam, gắn bó với cả cuộc chiến gian khổ của dân tộc nên ông rất trân trọng công việc này. Dù trải qua nhiều thời điểm khó khăn, loại dép này không còn được sử dụng nhiều như trước nhưng ông vẫn tâm huyết với việc lưu giữ kí ức cho bản thân, những giá trị lịch sử cho con cháu”, ông Hòa chia sẻ.

Gặp người lưu giữ một phần ký ức về “đôi dép Bác Hồ” - Ảnh 5.

Theo tìm hiểu, dép cao su của Bác Hồ ra đời từ năm 1947, được cắt ra từ chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị quân và dân ta phục kích tiêu diệt tại 1 vùng căn cứ địa Việt Bắc. Đôi dép cao su đã cùng Bác vào sinh ra tử, chứa bao kỷ niệm sâu sắc và cảm động không thể nào quên.

Gặp người lưu giữ một phần ký ức về “đôi dép Bác Hồ” - Ảnh 6.

Để làm ra những đôi dép thành phẩm, ông Hòa không sử dụng bất kỳ một loại máy móc nào mà hoàn toàn làm thủ công. Cũng chính vì thế nên đồ nghề của ông chỉ là những chiếc dao và đục thô sơ.

Gặp người lưu giữ một phần ký ức về “đôi dép Bác Hồ” - Ảnh 7.

Nguyên liệu chủ yếu được ông Hòa sử dụng là lốp xe cũ, ông thường tự đi gom ở các garage ô tô để chọn những chiếc lốp đạt yêu cầu về kỹ thuật.

Gặp người lưu giữ một phần ký ức về “đôi dép Bác Hồ” - Ảnh 8.

Vì không sử dụng máy móc trong quá trình sản xuất nên những chiếc dép của ông làm ra có phần thô ráp, nhưng trong đó lại chứa đựng tình cảm, tâm huyết của người thợ thủ công.

Gặp người lưu giữ một phần ký ức về “đôi dép Bác Hồ” - Ảnh 9.

Hiện nay, ông liên tục cải tiến nhiều mẫu mã để thu hút người trẻ yêu thích loại dép làm bằng chất liệu cao su này. Nhiều khách hàng quen thuộc, trong đó có hàng xóm của ông cho biết: “Nếu nói về độ bền thì dép cao su tôi dùng chưa bao giờ bị hỏng đến mức phải vứt đi, dùng sau khoảng 2-3 năm mới phải sửa và chi phí sửa cũng rất rẻ”.

Gặp người lưu giữ một phần ký ức về “đôi dép Bác Hồ” - Ảnh 10.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bộ đội diễn tập năm 1957. Bác đã dành cho dân tộc Việt Nam với tất cả tình thương bao la của một người Cha, Bác đã hy sinh cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân. Một trong những kỷ vật vô giá Người để lại trước lúc đi xa là đôi dép cao su giản dị. (Ảnh tư liệu).

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem