Giá cà phê hai sàn đảo chiều, cà phê nội cũng quay đầu đi xuống

21/04/2023 15:37 GMT+7
Giá cà phê hai sàn đảo chiều khi nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn. Giá cà phê hôm nay (21/4) tại thị trường trong nước quay đầu giảm 200 đồng/kg.

Giá cà phê ngày 21/04/2023: Hai sàn đảo chiều sụt giảm

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 26 USD, xuống 2.442 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 12 USD, còn 2.374 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. 

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm thêm 6,25 cent, xuống 193,90 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm thêm 5,95 cent, còn 191,25 cent/lb, các mức giảm mạnh. 

Giá cà phê hai sàn đảo chiều sụt giảm, cà phê nội cũng quay đầu đi xuống - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 21/04/2023 lúc 15:00:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê hai sàn đảo chiều sụt giảm, cà phê nội cũng quay đầu đi xuống - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 21/04/2023 lúc 15:00:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê hai sàn đảo chiều sụt giảm, cà phê nội cũng quay đầu đi xuống - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm 200 đồng, xuống dao động trong khung 50.400 - 50.900 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm 200 đồng, xuống dao động trong khung 50.400 - 50.900 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 50.400 đồng/kg. Tiếp đến là hai tỉnh Đắk Nông và Gia Lai với 50.800 đồng/kg. Tỉnh Đắk Lắk giao dịch cà phê ở mức 50.900 đồng/kg. Đây là mức giao dịch cao nhất trong các địa phương được ghi nhận.

Giá cà phê Arabica kỳ hạn tiếp tục sụt giảm mạnh sau ngày thông báo đầu tiên (FND) của kỳ hạn giao ngay trên sàn New York như thị trường đã suy đoán. Sở dĩ xảy ra điều này do áp lực nguồn cung đã bắt đầu giảm bớt và vụ thu hoạch mới của niên vụ cà phê 2023/2024 ở Brazil cũng đã được tiến hành ở những vùng quả cà phê chín sớm. Áp lực giảm trên sàn New York đã kéo theo giá đảo chiều tại sàn London sau những phiên tăng liên tiếp do nhu cầu hàng Robusta giao ngay tăng cao.

Ngân hàng đầu tư Rabobank cập nhật dự báo sản lượng vụ mùa 2023/2024 của Brazil sẽ tăng 4,4% so với niên vụ trước nhưng vẫn thấp hơn so với dự báo trước đó. 

Tỷ giá đồng Reais tăng 0,49% lên ở mức 1 USD = 5,0590 R$ và kỳ nghỉ Lễ Tiradentes cuối tuần dài ở Brazil đã khiến giá cà phê hai sàn điều chỉnh giảm do lo ngại biến động tài chính từ các thị trường bên ngoài và nhà đầu tư chốt lời do đồng Reais đã tăng 2,91% trong suốt tuần vừa qua.

Giá cà phê hai sàn đảo chiều sụt giảm, cà phê nội cũng quay đầu đi xuống - Ảnh 4.

Được biết, sản lượng niên vụ cà phê năm nay của Việt Nam được dự báo giảm.

Tại Việt Nam, sản lượng niên vụ cà phê năm nay được dự báo giảm. Theo Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (VICOFA), sản lượng niên vụ 2022 - 2023 dự kiến giảm khoảng 10 - 15% so với niên vụ 2021 - 2022 xuống khoảng 1,47 triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu đến từ diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm do người dân chuyển sang các cây trồng khác có hiệu quả hơn như sầu riêng, bơ, hoặc trồng xen canh trong vườn. 

Diện tích cà phê năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng 710.000 ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích cà 93,2% về sản lượng cà phê cả nước.

Theo VICOFA ngành cà phê Việt Nam còn nhiều thách thức về cán cân cung cầu cà phê; sự thịnh vượng của người trồng cà phê; trách nhiệm giải trình; tiêu dùng nội địa; biến đổi khí hậu và các quy định mới của các nước nhập khẩu. 

Đắk Lắk được xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam, với diện tích khoảng 213.000 ha (chiếm trên 30% diện tích cả nước), sản lượng đạt khoảng 558.000 tấn cà phê nhân. Tuy nhiên, tỉnh vẫn đang gặp nhiều thách thức như ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, diện tích sản xuất nhỏ lẻ manh mún; khai thác đất quá mức, lạm dụng phân vô cơ, chưa được xử lý triệt để chất thải; sản phẩm chủ yếu chế biến thô, thiếu chế biến sâu nên chưa nâng cao được giá trị gia tăng cho ngành hàng cà phê… 

Ngoài ra, trong những tháng đầu năm, người trồng cà phê còn đối mặt với những thách thức về chi phí phân bón tăng cao. Điều này khiến cho người trồng cà phê giảm sử dụng phân bón, dẫn đến năng suất và sản lượng dự kiến sẽ thấp hơn so với niên vụ trước. 

Về hoạt động xuất khẩu, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3 xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 210.372 tấn, trị giá 482,4 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 11% về trị giá so với tháng trước, đồng thời so với cùng kỳ giảm 0,1% về lượng nhưng tăng 1,8% về trị giá.

Tuy nhiên, tính đến hết quý I năm nay xuất khẩu cà phê đã giảm 5% về lượng và giảm 5,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, đạt 552.613 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD.

Trong quý I năm nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đã giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 808 triệu USD. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng 3,7% lên 419,8 triệu USD. 

Tỷ trọng của doanh nghiệp FDI trong tổng xuất khẩu cà phê của Việt Nam theo đó tăng lên mức 34% từ 31% của cùng kỳ; trong khi tỷ trọng của các doanh nghiệp trong nước thu hẹp từ 69% xuống còn 66%.

Giá cà phê xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng lên. Trong tháng 3 giá xuất khẩu bình quân cà phê tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 2.293 USD/tấn. Tính chung quý I năm nay giá xuất khẩu cà phê đạt bình quân 2.222 USD/tấn, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục