Thứ sáu, 26/04/2024

Giá vàng vẫn giữ “phong độ” trên 69 triệu đồng/lượng

09/06/2022 11:00 AM (GMT+7)

Giá vàng hôm nay (9/6) tăng phiên thứ hai liên tiếp khi thị trường tài chính đang có những lo ngại liên quan đến lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Thị trường vàng trong nước vì thế cũng giữ ổn định ở mức trên 69 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới bật tăng

Thực tế cho thấy giá vàng thế giới đêm qua có lúc từ 1.845 USD/ounce vọt lên 1.860 USD/ounce. Đến 6 giờ ngày 9/6, giá vàng niêm yết tại Kitco ở mức 1.858 USD/ounce, tương đương khoảng 52,2 triệu đồng/ lượng.

Không chỉ có vàng, ở nhiều thị trường cũng ghi nhận giá dầu thô vọt lên 122 USD/thùng. Điều này được dự báo sẽ tác động tích cực đến giá vàng hôm nay. Chưa kể, thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu đồng loạt "đỏ sàn" cũng là nguyên nhân khiến một số nhà đầu tư dịch chuyển vốn vào kim loại quý để tìm cơ hội sinh lời.

Theo giới phân tích, thị trường tài chính đang có những lo ngại liên quan đến lạm phát, tăng trưởng và việc thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.

Những người tham gia thị trường vàng cho rằng những biện pháp mà các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đang thực hiện để kiềm chế lạm phát quá nóng sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới.

Vàng vẫn giữ “phong độ” trên 69 triệu đồng/lượng - Ảnh 1.

Giá vàng phiên hôm nay (9/6) lại đang tăng nhẹ. Ảnh: Quốc Hải

Theo các chuyên gia, hai dữ liệu quan trọng có thể tác động mạnh đến giá vàng trong vài ngày tới, gồm: Hôm nay (9/6), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) có thể thông báo tháng 7/2022 sẽ tăng 0,5 điểm % lãi suất cơ bản, nhằm kéo giảm lạm phát tại các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro. Tiếp đến, ngày 10/6, Mỹ sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI), với dự kiến sẽ tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng trong nước vẫn giữ giá trên 69 triệu đồng/lượng 

Phản ứng theo đà tăng của thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng hôm nay tiếp tục biến động nhẹ khi các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý điều chỉnh nhẹ hoặc giữ nguyên mức giao dịch của rạng sáng ngày trước đó.

Hiện tại, vàng trong nước đang mua vào trên 68 triệu đồng/ lượng và bán ra trên 69 triệu đồng/ lượng.  

Cụ thể, lúc 9h, giá vàng DOJI tại khu vực TP.HCM giữ nguyên mức giá ở cả hai chiều so với phiêm hôm qua, lần lượt 68,9 triệu đồng/ lượng mua vào và 69,6 triệu đồng/lượng bán ra. Tại Hà Nội, vàng DOJI đang mua vào mức 68,65 triệu đồng/ lượng và bán ra mức 69,6 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng ở chiều bán ra so với sáng ngày trước đó.   

Tương tự, giá vàng Phú Quý SJC rạng sáng hôm nay cũng được Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý điều chỉnh tăng 50.000 đồng ở cả hai chiều lên lần lượt 68,75 triệu đồng/lượng mua vào và 69,55 triệu đồng/lượng bán ra.

Vàng vẫn giữ “phong độ” trên 69 triệu đồng/lượng - Ảnh 2.

Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn dao động quanh mốc 16-17 triệu đồng/lượng. Ảnh: Quốc Hải

Trong khi đó, vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn vẫn giữ nguyên mức giao dịch của rạng sáng ngày trước đó. Vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang là 68,7 triệu đồng/lượng mua vào và 69,62 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP.HCM, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.

Như vậy, nếu so với giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 1.858 USD/ounce (tương đương 52,2 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới  vẫn lên tới gần 17 triệu đồng/lượng.

Việc giá vàng trong nước và thế giới, nhất là vàng miếng SJC chênh lệch quá cao, buộc các đại biểu Quốc hội phải đặt ra câu hỏi tại nghị trường trong phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng vào cuối ngày hôm qua (8/6): Có bắt tay, thao túng; có làm lợi cho doanh nghiệp, tổ chức nào hay không?

Trả lời vấn đề này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói rằng, diễn biến giá vàng trên thị trường quốc tế vừa qua rất phức tạp và cũng rất khó lường. Ở trong nước, giá vàng có cùng xu hướng với giá của thế giới, nhưng tốc độ điều chỉnh tăng thì nhanh hơn, và điều chỉnh xuống thì lại chậm hơn.

Trong đó, giá vàng của các nhãn thương hiệu khác ngoài SJC, chênh lệch so với thế giới khoảng 2 triệu đồng một lượng. Nhưng riêng vàng SJC tăng ở mức lớn, có thời điểm khoảng 16-17 triệu trên một lượng.

Về nguyên nhân, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, trước hết là thực hiện chủ trương chống vàng hóa trong nền kinh tế, từ năm 2014 trở lại đây, NHNN không nhập vàng về để sản xuất vàng miếng. Bên cạnh đó, với biến động về giá trên thế giới nên các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng trong nước cũng rất lo ngại về rủi ro, cho nên thường niêm yết giá rất cao.

Tuy nhiên, trên thực tế theo dõi, bà Hồng cho biết, giá vàng mua và giá vàng bán của các tổ chức về cơ bản là chênh nhau khoảng 1 triệu hoặc 1,5 triệu đồng một lượng. Đối với SJC mua cao thì bán cao và các thương hiệu vàng khác mua thấp lại bán thấp.

Với vai trò quản lý nhà nước về vấn đề vàng, Thống đốc NHNN cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án để can thiệp nếu cần thiết.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (26/4): Một mã phân bón được khuyến nghị với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng tăng 41,7%

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (26/4): Một mã phân bón được khuyến nghị với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng tăng 41,7%

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu DCM với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng tăng 41,7% so với giá đóng cửa ngày 25/4. Vì sao?

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Ông Nguyễn Đình Tùng, một "công thần" tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), thôi làm Tổng giám đốc sau hơn 10 năm nhằm dồn sức cho vai trò thành viên Hội đồng quản trị của nhà băng này.

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Năm 2024, VRE dự kiến ra mắt Vincom Megamall Grand Park tại TP.HCM và Vincom Megamall Ocean Park 2, cùng với 4 trung tâm mua sắm tại Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên và Đông Hà. 6 trung tâm này sẽ cung cấp thêm khoảng 171.000 m2 diện tích sàn cho thị trường bán lẻ (tăng 10% diện tích GFA của VRE).