Giá xăng dầu hôm nay 28/8: Dầu thô tăng mạnh, tuần đầy áp lực

Nguyễn Phương Chủ nhật, ngày 28/08/2022 09:07 AM (GMT+7)
Trước khả năng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cắt giảm sản lượng, giá dầu thế giới đi lên trong phiên cuối tuần và khép lại một tuần tăng giá mạnh...
Bình luận 0

Vượt qua áp lực suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu năng lượng, giá dầu ghi nhận một tuần tăng giá mạnh trước khả năng các nhà sản xuất dầu lớn có thể cắt giảm sản lượng.

Giá xăng dầu hôm nay 28/8: Dầu thô có tuần tăng giá mạnh

Giá dầu thế giới giảm khoảng 2 USD trong phiên 25/8 nhiều biến động trong bối cảnh các nhà đầu tư chuẩn bị cho sự trở lại của dầu mỏ từ Iran và lo ngại lãi suất của Mỹ tăng sẽ làm giảm nhu cầu nhiên liệu. Giá dầu Brent giao dịch ở mức 99,34 USD/thùng, giảm 1,88 USD (1,9%). Giá dầu WTI ở mức 92,52 USD/thùng, giảm 2,37 USD (2,5%).

Giá dầu chốt phiên 24/8 tăng sau một phiên giao dịch biến động, do lo ngại Mỹ sẽ không xem xét việc tiếp tục nhượng bộ Iran, trong phản ứng trước bản dự thảo cuối cùng cho việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran và khả năng xuất khẩu dầu thô của thành viên OPEC này. Giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 10/2022 tăng 1,15 USD, hay 1,2%, lên chốt phiên ở mức 94,89 USD/thùng. Giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn tăng 1 USD, hay 1%, lên 101,22 94,89 USD/thùng.

Giá dầu thế giới tăng gần 4% trong phiên 23/8, với khả năng lượng dầu dự trữ của Mỹ giảm xuống và sau khi Saudi Arabia đề xuất OPEC và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu trong trường hợp nguồn cung dầu thô từ Iran quay trở lại. Khép lại phiên này, giá dầu Brent tăng 3,74 USD, hay 3,9%, lên 100,22 USD/thùng, mức đóng phiên cao nhất kể từ ngày 2/8. Trong khi đó, giá dầu WTI tăng 3,38 USD, hay 3,7%, lên 93,74 USD/thùng, mức đóng phiên cao nhất kể từ ngày 11/8.

Giá dầu thế giới gần như ổn định trong phiên 22/8 đầy biến động, khi các thị trường cân nhắc cảnh báo của Saudi Arabia về khả năng OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng. Phiên này, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 giảm 24 xu Mỹ (tương đương 0,25%) xuống mức 96,48 USD/thùng. Giá dầu WTI giao cùng kỳ hạn giảm 4 xu Mỹ (0,03%) xuống 90,41 USD/thùng.

Giá dầu WTI tăng 2,9% trong tuần qua, trong khi giá dầu Brent tăng 4,4%.

Giá xăng dầu hôm nay 28/8: Dầu thô tăng mạnh, tuần đầy áp lực - Ảnh 1.

Giá dầu WTI tăng 2,9% trong tuần qua, trong khi giá dầu Brent tăng 4,4%.

Như vậy, có thể thấy, giá dầu thô bước vào tuần giao dịch từ ngày 22/8 với xu hướng lao dốc mạnh bởi lo ngại nhu cầu yếu, trong khi nguồn cung được cải thiện và đồng USD mạnh hơn. Liên tiếp các dữ liệu kinh tế được phát đi từ châu Âu, Trung Quốc… đều cho thấy các nền kinh tế hàng đầu đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, thậm chí đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế.

Sản lượng của các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã giảm xuống còn 12,53 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020 và thấp hơn 8,8% so với mức tháng 7/2021. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các nhà máy lọc dầu quốc doanh như Sinopec và PetroChina ngừng hoạt động và thu hẹp biên độ tinh chế.

Lạm phát tại nhiều nền kinh tế châu Âu ở mức cao bởi giá năng lượng tăng, và được dự báo sẽ khó hạ nhiệt khi mà nguồn cung khí đốt khan hiếm đã đẩy giá khí đốt lên mức kỷ lục.

Tuy nhiên, khi áp lực giảm giá vẫn rất lớn, giá dầu ngày 23/8 bất ngờ tăng mạnh trở lại nhờ kỳ vọng nhu cầu dầu từ Trung Quốc phục hồi khi Trung Quốc liên tiếp thực hiện các quyết định hạ lãi suất để hỗ trợ kinh tế. Cụ thể, Ngân hàng Trung Quốc (PBoC) ngày 22/8 tiếp tục thông báo hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Cụ thể, PboC hạ lãi suất cho vay tiêu chuẩn (LPR) kỳ hạn 1 năm giảm 0,05 điểm phần trăm – từ mức 3,7% xuống 3,65%.

Không chỉ tại Trung Quốc, thị trường cũng đặt kỳ vọng nhu cầu dầu ở châu Âu sẽ tăng mạnh khi nhiều quốc gia trong khu vực đang bế tắc trong việc đảm bảo nguồn cung khí cho mùa đông khắc nghiệt sắp tới. Giá dầu còn được thúc đẩy bởi thông tin OPEC+ có thể sẽ giảm sản lượng trước khả năng Iran tăng nguồn cung thời gian tới. Đây được xem là động thái tạo thế căn bằng cung-cầu và đảm bảo giá dầu ở mức lý tưởng của OPEC+.

Đồng USD yếu hơn cũng là nhân tố thúc đẩy giá dầu đi lên. Và tính đến đầu giờ sáng ngày 24/8/2022, động lực hỗ trợ tiếp tục được củng cố khi thị trường ghi nhận triển vọng tiêu thụ dầu năng lượng ở Mỹ tăng cao. Cụ thể, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô của nước này đã giảm 3,3 triệu thùng, tồn kho xăng giảm 4,6 triệu thùng trong tuần trước trước. GDP quý II/2022 của Mỹ sau khi điều chỉnh đã giảm 0,6%, thấp hơn đáng kể con số 0,9% được Bộ Thương mại Mỹ đưa ra vào tháng 7/2022.

Thông tin này cho thấy nhu cầu năng lượng của Mỹ đang có xu hướng phục hồi mạnh, bất chấp việc nước này đang thực hiện việc xả kho dự trữ chiến lược 1 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, dữ liệu tồn kho dầu thô và xăng dầu cũng cho thấy sức tiêu thụ xăng của nền kinh tế Mỹ đang có chiều hướng suy giảm. Một chỉ báo tiêu cực về nguy cơ suy giảm kinh tế trong thời gian tới.

Giá dầu cũng được hỗ trợ mạnh bởi quan điểm cứng rắn, không nhượng bộ về vấn đề thoả thuận hạt nhân của Iran, thoả thuận có thể mở ra khả năng thị trường sẽ có thêm 1 triệu thùng/ngày. Điều này đã thu hẹp đáng kể khả năng hoạt động xuất khẩu dầu của Iran được nới lỏng.

Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 92,97 USD/thùng, tăng 0,45 USD/thùng trong phiên; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 100,80 USD/thùng, tăng 1,46 USD/thùng trong phiên.

Một thỏa thuận hạt nhân Iran có thể đạt được hay không và liệu OPEC+ có cắt giảm sản lượng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự tăng-giảm của giá dầu tuần sau.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Tại thị trường trong nước, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở cho kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 22/8.

Theo đó, giá xăng dầu được điều chỉnh cụ thể như sau: mỗi lít xăng RON 95-III giữ nguyên còn 24.660 đồng/lít; xăng E5 RON 92 hiện đang có giá là 23.720 đồng/lít cũng được giữ nguyên.

Giá dầu diesel từ mức 22.900 đồng tăng thêm 850 đồng/lít, giá sau điều chỉnh là 23.750 đồng/lít; dầu hỏa cũng tăng từ mức 23.320 đồng/lít thêm 750 đồng/lít, lên mức 24.070 đồng/lít; riêng dầu mazut giữ nguyên 16.540 đồng/kg như trước.

Giá xăng dầu hôm nay 28/8: Dầu thô tăng mạnh, tuần đầy áp lực - Ảnh 2.

Tính đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 22 lần điều chỉnh giá, trong đó có 14 lần tăng và 8 lần giảm. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước đã xuống quanh mức 23.725-24.669 đồng/lít, tương đương mức giá vào tháng 2.

Thông tin từ Bộ Công Thương, giá xăng dầu trong kỳ vừa qua diễn biến có tăng, có giảm nhưng xu hướng chung là tăng, nhất là dầu hỏa và dầu diesel tăng khá cao. Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa 2 kỳ điều hành giá tăng từ 1-2% nhưng giá dầu tăng từ 4-5%.

Theo đó, nhà điều hành trích lập với xăng E5 RON 92 là 451 đồng/lít; xăng RON 95 là 493 đồng/lít; dầu diesel là 250 đồng/lít; dầu hỏa là 400 đồng/lít; dầu mazut là 641 đồng/kg. Đồng thời không chi sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu.

  • Giá xăng dầu hôm nay 25/8: Dầu thô tiếp đà leo dốc, dự báo "nóng" mớiĐỌC NGAY

  • Giá xăng dầu hôm nay 24/8: Dầu tăng vượt ngưỡng 100 USD/thùngĐỌC NGAY

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 28/8 như sau: Giá xăng E5 RON 92 niêm yết không cao hơn 23.725 đồng/lít; giá xăng RON 95-III niêm yết không cao hơn 24.669 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S niêm yết không cao hơn 23.759 đồng/lít; giá dầu hỏa niêm yết không cao hơn 24.056 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S niêm yết không cao hơn 16.548 đồng/kg. 

Tính đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 22 lần điều chỉnh giá, trong đó có 14 lần tăng và 8 lần giảm. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước đã xuống quanh mức 23.725-24.669 đồng/lít, tương đương mức giá vào tháng 2. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem