Giá xăng dầu hôm nay 31/12: Tăng giá khép lại 2022, "nóng" giá xăng dầu trong nước

Nguyễn Phương Thứ bảy, ngày 31/12/2022 07:46 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 31/12: Áp lực nguồn cung thắt chặt và đồng USD suy yếu tiếp tục đẩy giá dầu hôm nay tăng mạnh, trong đó dầu Brent đã lên mức hơn 86 USD/thùng.
Bình luận 0

Giá xăng dầu kết thúc năm với mức tăng gần 3%. Giá dầu Brent “leo dốc” lên mức hơn 86 USD/thùng, dầu WTI vượt 80 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 31/12: Giá dầu thô đồng loạt tăng mạnh do lo ngại nguồn cung thiếu hụt

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 31/12 (theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ổn định ở mức 80,59 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent ở mức 86,18 USD/thùng.

Trước đó ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 31/12/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2023 đứng ở mức 80,51 USD/thùng, tăng 2,11 USD trong phiên.

Trong khi giá dầu Brent giao tháng 3/2023 đứng ở mức 86,23 USD/thùng, tăng 2,77 USD trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 31/12: Tăng giá khép lại 2022, "nóng" giá xăng dầu trong nước - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 31/12: Giá dầu thô đồng loạt tăng mạnh do lo ngại nguồn cung thiếu hụt

Giá xăng dầu hôm nay 31/12: Tăng giá khép lại 2022, "nóng" giá xăng dầu trong nước - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 31/12: Giá dầu thô đồng loạt tăng mạnh do lo ngại nguồn cung thiếu hụt

Giá xăng dầu hôm nay 31/12: Tăng giá khép lại 2022, "nóng" giá xăng dầu trong nước - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 31/12: Giá dầu thô đồng loạt tăng mạnh do lo ngại nguồn cung thiếu hụt

Giá xăng dầu hôm nay 31/12: Tăng giá khép lại 2022, "nóng" giá xăng dầu trong nước - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 31/12: Giá dầu thô đồng loạt tăng mạnh do lo ngại nguồn cung thiếu hụt

Giá dầu hôm nay tăng mạnh chủ yếu do lo ngại nguồn cung thắt chặt do sản lượng toàn cầu giảm và dầu Nga vận chuyển bằng đường biển khó khăn.

Theo kế hoạch, Nga sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch cắt giảm sản lượng từ 5-7% vào đầu năm 2023.

Tại Mỹ, thời tiết khắc nghiệt đang tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất năng lượng tại khu vực, trong khi nước này cũng có kế hoạch mua dự trữ thêm 3 triệu thùng dầu vào kho dự trữ chiến lược vào đầu tháng 2/2023.

Trong khi nguồn cung dầu đang bị thắt chặt, triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu lại đang khá tích cực trước quyết định mở cửa trở lại nền kinh tế của Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu hôm nay cũng được hỗ trợ bởi đồng USD yếu hơn.

Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, giá dầu ngày 31/12 cũng bị kiềm chế bởi lo ngại suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng trước việc các ngân hàng trung ương sẽ duy trì mức lãi suất cao trong năm 2023.

Giá dầu châu Á phục hồi trong chiều 30/12 và hướng tới năm tăng thứ hai liên tiếp dù mức tăng khá khiêm tốn, khép lại một năm đầy sóng gió ở cả phía cung lẫn phía cầu.

Phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 59 xu Mỹ (tương đương 0,7%) lên 84,05 USD/thùng vào lúc 14h30 (giờ Việt Nam), sau khi giảm 1,2% trong phiên trước đó.

Dầu Brent đang trên đà kết thúc năm với mức tăng 8%, thấp hơn đáng kể mức tăng 50,2% của năm 2021. Giá loại dầu này đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 là 139,13 USD/thùng vào tháng 3/2022, sau khi căng thẳng Nga- Ukraine bùng phát. Sự kiện đó đã dẫn tới nhiều lo ngại về vấn đề an ninh năng lượng và nguồn cung.

Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) phiên 30/12 cũng tăng 50 xu Mỹ (0,6%) lên mức 78,90 USD/thùng sau khi đóng cửa giảm 0,7% vào ngày 29/12. Loại dầu này đang trên đà tăng 4,8% trong cả năm 2022 sau mức tăng 55% của năm trước.

Hoạt động du lịch gia tăng vào dịp cuối năm cùng các lệnh trừng phạt từ phương Tây áp lên dầu thô và sản phẩm tinh chế của Nga đang hỗ trợ giá “vàng đen”, việc giảm tiêu thụ dầu do môi trường kinh tế xấu đi trong năm tới sẽ xóa bớt những tác động nâng đỡ trên.

Về triển vọng nguồn cung, giới chuyên gia nhận định các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ thúc đẩy Nga chuyển hướng xuất khẩu các sản phẩm thô và tinh chế từ châu Âu sang châu Á.

Năm 2022 là một năm đặc biệt đối với thị trường hàng hóa, khi những rủi ro về nguồn cung dẫn đến nhiều giai đoạn giá tăng giảm thất thường. Năm 2023 tới sẽ là lại một năm nhiều bất ổn khác với những biến động khó lường.

Giới chuyên gia nhận định, giá dầu Brent trong quý I/2023 có thể vượt trên 100 USD/thùng do sản lượng toàn cầu giảm và dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga bị áp giá trần. Giá dầu Brent có thể vượt trên 100 USD trong quý đầu tiên năm 2023 và thậm chí lên đến 105-110 USD/thùng vì giá trần đã bắt đầu tăng lên. Giá dầu đã tăng 17% - lên mức hơn 85 USD - kể từ khi những hạn chế đối với dầu của Nga được áp đặt vào tháng 12.

Việc cắt giảm sản lượng khai thác dầu có vẻ ít, nhưng cùng với lệnh cấm xuất khẩu dầu của Nga sang các quốc gia áp dụng hạn chế, thì nó sẽ lên tới hàng triệu thùng mỗi ngày. Mức giảm như vậy chắc chắn sẽ làm thay đổi cục diện thị trường dầu mỏ thế giới, dẫn đến tình trạng thiếu hụt và tăng giá.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, ngày 21/12, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/12.

Trong kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá xăng dầu đồng loạt giảm thêm từ 65 - 493 đồng/lít, bắt đầu áp dụng sau 15 giờ chiều nay 21/12.

Trong kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính không chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và thực hiện trích lập quỹ ở mức 300 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92; 400 đồng/lít đối với xăng RON 95; dầu hỏa 500 đồng/lít, dầu mazút 500 đồng/kg; dầu diezen 800 đồng/lít.

Theo đó, giá xăng dầu bắt đầu áp dụng từ 15 giờ chiều 21/12 đối với xăng E5 RON 92 là 19.975 đồng/lít, giảm 371 đồng/lít. Giá xăng RON 95 là 20.707 đồng/lít, giảm 493 đồng/lít. Giá dầu diezen là 21.601 đồng/lít, giảm 69 đồng/lít. Giá dầu hỏa là 21.836 đồng/lít, giảm 65 đồng/lít. Giá dầu mazút 12.836 đồng/kg, giảm 153 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 31/12: Tăng giá khép lại 2022, "nóng" giá xăng dầu trong nước - Ảnh 5.

Từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng xăng đã trải qua 34 lần điều chỉnh, trong đó có 17 lần tăng và 17 lần giảm, 1 lần giữ nguyên.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 31/12 như sau: Xăng E5 RON 92 không cao hơn 19.975 (giảm 371 đồng/lít so với giá hiện hành); thấp hơn xăng RON 95-III 732 đồng/lít; Xăng RON 95-III không cao hơn 20.707 đồng/lít (giảm 493 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S không cao hơn 21.601 đồng/lít (giảm 69 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa không cao hơn 21.836 đồng/lít (giảm 65 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 12.863 đồng/kg (giảm 153 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 12/12/2022-21/12/2022) chịu tác động của các yếu tố như: Chỉ số lạm phát của Mỹ đang chậm lại; việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19; Cơ quan Năng lượng quốc tế nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu của toàn cầu trong năm nay và năm sau; khả năng các ngân hàng trung ương châu Âu tiếp tục tăng lãi suất gây lo ngại về nguy cơ suy thoái…Các yếu tố trên đã tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là tăng nhẹ đối với dầu diesel và dầu hỏa và giảm nhẹ đối với xăng và dầu mazut. 

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 12/12/2022 và kỳ điều hành ngày 21/12/2022 là: 83,213 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (giảm 0,827 USD/thùng, tương đương giảm 0,984% so với kỳ trước); 87,241USD/thùng xăng RON 95 (giảm 1,199 USD/thùng, tương đương giảm 1,355% so  với kỳ trước); 108,977 USD/thùng dầu hỏa (tăng 1,177 USD/thùng, tương đương tăng 1,092% so với kỳ trước); 112,497 USD/thùng dầu điêzen (tăng 1,213 USD/thùng, tương đương tăng 1,090% so với kỳ trước); 368,069 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 0,440 USD/thùng, tương đương giảm 0,119% so với kỳ trước).

Bộ Công Thương yêu cầu từ 15 giờ chiều 21/12, các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng giá xăng dầu đã được công bố tại kỳ điều chỉnh ngày 21/12. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có.

Được biết, Việt Nam đã chi hơn 8 tỷ USD nhập xăng dầu. Đối với nhóm xăng dầu các loại, Việt Nam đã nhập khẩu 7,89 triệu tấn xăng dầu các loại với trị giá 8,12 tỷ USD, tăng 23,9% về lượng và tăng 119,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó, lượng dầu diesel nhập về đạt 4,27 triệu tấn, giảm 3% và chiếm 54% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu cả nước; lượng xăng nhập về đạt 1,7 triệu tấn, tăng 2,3 lần và chiếm 21% lượng nhập khẩu xăng dầu cả nước…

Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại vào Việt Nam trong 11 tháng chủ yếu từ thị trường Hàn Quốc với 2,88 triệu tấn, tăng 98,9%. Singapore là 1,32 triệu tấn, tăng 15,3%... 

Hiện nay nguồn lực dự trữ xăng dầu quốc gia chỉ đáp ứng được 7 ngày sử dụng, Tổng cục Dự trữ đang thảo luận mức dự trữ mới để trình Thủ tướng phê duyệt.

Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết từ đầu năm 2022, thị trường xăng dầu diễn biến phức tạp, nguồn cung có nhiều bất ổn dẫn đến tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ. Do đó, việc tăng mức dự trữ xăng dầu rất cần thiết.

"Trong Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu đã quy định rõ dự trữ về lưu thông thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp đầu mối, sản xuất cung ứng xăng dầu... 15-20 ngày, dự trữ sản xuất khoảng 90 ngày. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lực dự trữ xăng dầu quốc gia chỉ đáp ứng được 7 ngày sử dụng", Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết.

Tổng cục Dự trữ được sự chỉ đạo của Bộ Tài chính đang thảo luận mức dự trữ xăng dầu quốc gia phù hợp để có ý kiến cùng Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng phê duyệt.

Được biết, giá xăng nhập đang tăng rất mạnh có thể đẩy giá xăng trong nước lên cao vào kỳ điều chỉnh tới. Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Công Thương, giá xăng A95 nhập từ Singapore đã tăng tốc trở lại khi lên mức 90 USD/thùng. 

Thực tế, trong thời gian qua, giá xăng nhập liên tục tăng trước khi áp sát mốc 90 USD/thùng. Giá xăng dầu thành phẩm cập nhật từ thị trường Singapore đến 27/12 cho thấy, xăng RON 95 vọt lên 94,32 USD/thùng, xăng E5 RON 92 lên 90,78 USD/thùng, dầu diesel 116,85 USD/thùng. So với giá nhập khẩu tại kỳ điều hành gần đây (21/12), giá xăng dầu thế giới đang cao hơn giá trong nước từ 300 - 600 đồng/lít. 

Dự báo, tại kỳ điều hành đầu tiên trong năm mới (1/1/2023, nhưng do rơi vào ngày lễ, nên cơ quan điều hành có thể dời sang 3/1/2023), giá xăng dầu trong nước sẽ tăng nhẹ. Mức tăng tương đương mức chênh lệch trên, chưa bao gồm quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng xăng đã trải qua 34 lần điều chỉnh, trong đó có 17 lần tăng và 17 lần giảm, 1 lần giữ nguyên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem