Hội Nông dân Quảng Nam là bệ đỡ, cánh tay đắc lực trong xây dựng nông thôn mới

Trương Hồng Thứ sáu, ngày 13/05/2022 14:00 PM (GMT+7)
Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Trong đó, Hội Nông dân có vai trò là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng NTM.
Bình luận 0

Ngày 13/5, chia sẻ với Dân Việt về giai cấp nông dân trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM), ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, các cấp Hội Nông dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị, mà trước hết là xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh, tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh. Bên cạnh đó, Hội Nông dân còn là bệ đỡ, cánh tay đắc lực trong việc xây dựng NTM.

Khi Hội Nông dân chung sức xây dựng NTM

"Thời gian quan, các cấp Hội đã tích cực, chủ động tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách xây dựng NTM; đề xuất và phản biện xây dựng các chính sách về xây dựng NTM", ông Tuấn chia sẻ. 

Hội Nông dân Quảng Nam là bệ đỡ, cánh tay đắc lực trong xây dựng Nông thôn mới  - Ảnh 1.

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ với Dân Việt về giai cấp nông dân trong việc xây dựng NTM (Ảnh: T.H)

Cũng theo ông Trần Anh Tuấn, mục tiêu của Quảng Nam phấn đấu đến năm 2025, có 155 xã, chiếm 80% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 64 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 16 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, không còn huyện không có xã đạt chuẩn NTM, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; có 9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và NTM kiểu mẫu, 60% thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu.

Hội Nông dân Quảng Nam là bệ đỡ, cánh tay đắc lực trong xây dựng Nông thôn mới  - Ảnh 2.

ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trong một lần kiểm tra cơ sở (Ảnh: D.L)

"Đến nay người dân cơ bản đã nhận thức đúng được ý nghĩa, bản chất, mục đích của chương trình xây dựng NTM, xác định được vai trò chủ thể của mình, chủ động tự giác thực hiện, từ chỗ "thụ hưởng, bị động" chuyển dần sang "chủ thể, chủ động".

Trong đó, tư duy về kinh tế thị trường ngày càng rõ nét hơn, ứng xử văn hóa nông thôn gắn kết cộng đồng ngày càng tốt hơn. Nông dân phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ghi nhận, đánh giá cao và hài lòng với kết quả thực hiện chương trình NTM", ông Tuấn chia sẻ.

Hội Nông dân Quảng Nam là bệ đỡ, cánh tay đắc lực trong xây dựng Nông thôn mới  - Ảnh 3.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường cùng lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam thăm các mô hình sản xuất kinh tế của hội viên nông dân trên địa bàn (Ảnh: T.H)

Bà Lê Thị Minh Tâm - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: "Đối với Hội Nông dân của chúng ta, phải nói rằng, chúng ta chưa được giao một tiêu chí cụ thể nào.

Nhưng trong thời gian qua thông qua hoạt động công tác Hội, và các phong trào nông dân chúng ta cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia được nhiều nội dung trong bộ tiêu chí đạt hiệu quả như tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; xây dựng mô trường sáng - xanh - sạch - đẹp; giảm nghèo; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; thực hiện các mô hình, dự án để phát triển kinh tế, kinh tế vườn, kinh tế trang trại...

Hội Nông dân Quảng Nam là bệ đỡ, cánh tay đắc lực trong xây dựng Nông thôn mới  - Ảnh 4.

Hội Nông dân thị xã Điện Bàn, Quảng Nam mở nhiều điểm cung cấp cây, con giống tận nơi cho nông dân (Ảnh: V.S)

Tuy nhiên chưa nhiều, do vậy, chúng ta cũng cần nhìn nhận đánh giá lại việc trực tiếp thực hiện của mình, nhất là tham gia vào các tiêu chí xây dựng NTM, cụ thể là những tiêu chí mềm. Và đã mạnh dạn đảm nhận những nội dung, phần việc trong xây dựng NTM ở địa phương hay đề xuất, kiến nghị, giải pháp với địa phương trong xây dựng NTM".

Nhiều mô hình hay giúp nông dân thoát nghèo

Ông Phạm Văn Đốc - Bí thư Huyện ủy Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam chia sẻ: Đối với việc xây dựng NTM, Hội Nông dân thể hiện rõ là nòng cốt trong việc vận động nông dân đồng thuận và hăng hái thực hiện các chủ trương, kế hoạch về xây dựng NTM của huyện Tiên Phước nói riêng và cả tỉnh nói chung.

Hội Nông dân Quảng Nam là bệ đỡ, cánh tay đắc lực trong xây dựng Nông thôn mới  - Ảnh 5.

Ngoài việc chung tay vào xây dựng NTM, Hội Nông dân Quảng Nam còn chú trọng đến việc giúp hội viên xóa nghèo phát triển kinh tế bền vững (Ảnh: T.H)

Một số kết quả cụ thể, đáng trân trọng là, nông dân đã tham gia đóng góp hàng ngàn ngày công, hiến đất, đóng góp trên tỷ đồng để làm giao thông nông thôn; dưới sự vận động của Hội Nông dân, 105 mô hình câu lạc bộ đa dạng, phong phú đã được xây dựng, hình thành như trồng tiêu, chăn nuôi bò thâm canh, nhà sạch ngõ đẹp, sản xuất kinh doanh giỏi,...

Gần đây nhất, Hội Nông dân đã tham mưu và tổ chức thực hiện mô hình cụm dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, ngày thứ 6 trong dân. Đây là những mô hình mới, phù hợp với điều kiện cụ thể của Tiên Phước nói riêng và Quảng Nam nói chung.

"Có thể nói rằng, đạt được những kết quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và góp phần xây dựng NTM ở Tiên Phước của Hội Nông dân có nguyên nhân chủ yếu là vai trò tham mưu của Hội Nông dân năng động, chủ động, sáng tạo trong tham mưu…", ông Đốc nói.

Hội Nông dân Quảng Nam là bệ đỡ, cánh tay đắc lực trong xây dựng Nông thôn mới  - Ảnh 6.

Hội Nông dân Quảng Nam là bệ đỡ, cánh tay đắc lực trong xây dựng Nông thôn mới  - Ảnh 7.

Lãnh đạo Hội Nông dân Quảng Nam trao sổ tiết kiệm và bàn giao nhà tình thương cho hội viên (Ảnh: T.H)

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói thêm, có thể nói, vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình xây dựng NTM  để Hội Nông dân các cấp xác định nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, hội viên, nông dân chủ động trong thực hiện theo đúng phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ".

Bên cạnh đó, Hội Nông dân Quảng Nam còn chú trọng công tác phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, cải thiện đời sống.

Hội Nông dân các cấp tập chung chỉ đạo và triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như, dồn điền đổi thửa khắc phục sự manh mún, nhỏ lẻ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị, thích ứng biến đổi khí hậu, phát huy lợi thế của mỗi địa phương, gắn với nhu cầu thị trường; vận động nông dân liên kết, hợp tác trong sản xuất, đặc biệt tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị, chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng nông sản lớn, đồng bộ, chất lượng cao, giá thành hạ để tăng giá trị thu nhập.

Hội Nông dân Quảng Nam là bệ đỡ, cánh tay đắc lực trong xây dựng Nông thôn mới  - Ảnh 8.

Những ngôi nhà tình thương được Hội Nông dân kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ cho hội viên (Ảnh: T.H)

"Đáng chú ý nhất là việc hỗ trợ kiến thức canh tác nông nghiệp, trình độ quản lý sản xuất - kinh doanh, đào tào nghề cho hội viên, nông dân. Hỗ trợ vốn cho hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân và các nguồn vốn ủy thác, tín chấp theo chương trình phối hợp của các cấp Hội Nông dân với các ngân hàng, nhất là Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân còn hướng dẫn, vận động nông dân tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã; hỗ trợ, tư vấn xây dựng liên kết "6 nhà". Xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp làm tiền đề thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã.

 Đẩy mạnh các phong trào thi đua của Hội, trọng tâm là phong trào "nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" góp phần đẩy mạnh kết quả thực hiện phong trào thi đua "cả nước chung sức xây dựng NTM", ông Tuấn nói.

Đến nay, Quảng Nam đã có 4 huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó là huyện Phú Ninh, huyện Duy Xuyên, thị xã Điện Bàn và thành phố Tam Kỳ, có 123 xã công nhận đạt NTM, 10 xã đạt xã NTM nâng cao, 1 xã đạt NTM kiểu mẫu là xã Đại Hiệp, có 195 thôn đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu.

Tỷ lệ hộ nghèo tính đến đầu năm 2022 còn 4,5%, hộ cận nghèo 1.79%. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 40,5 triệu đồng/người/năm. Đối với triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến nay có 268 sản phẩm được công nhận đạt 3-4 sao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem