Huawei của Trung Quốc nhận cái kết đắng như LG

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 12/04/2021 09:51 AM (GMT+7)
Huawei mới chỉ bơm một nguồn lực đáng kể vào nhóm kinh doanh đám mây và AI chỉ hơn một năm, nhưng giờ đây nhóm kinh doanh này sẽ phải chịu một cái kết cực đắng, như cách LG đã làm trong thời gian gần đây.
Bình luận 0

Huawei chia tay kinh doanh đám mây và AI

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei đã quyết định chia tay nhóm kinh doanh đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI), mặc dù họ đã dành nhiều nguồn lực đáng kể trong suốt 14 tháng kể từ khi thành lập các mảng kinh doanh này. Trước đây, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến đã tăng tốc đa dạng hóa thị trường điện toán đám mây để đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hoạt động kinh doanh sản phẩm tiêu dùng của họ.

Ảnh: @Huawei.

Ảnh: @Huawei.

Theo công ty phân tích thị trường Canalys, mặc dù tham gia muộn trong cuộc chơi này, nhưng Huawei Cloud đã nhanh chóng trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn thứ hai Trung Quốc vào quý 4 năm 2020, với thị phần 17,4%. theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Canalys. Dữ liệu cũng cho thấy Alibaba Cloud duy trì vị trí hàng đầu khi kiểm soát 40,3% thị trường.


Tuy nhiên, việc đóng cửa bộ phận này là một dấu hiệu cho thấy cuộc cạnh tranh của các nhà cung cấp phần cứng với các công ty đám mây đã có tên tuổi như Tencent và Alibaba, hoặc các nhà cung cấp toàn cầu như Amazon, Google và Microsoft đang ngày càng khốc liệt, và nhiều khả năng Huawei không chịu nổi áp lực.

Vào tháng 11/2020, người sáng lập Ren Zhengfei cho biết trong một cuộc họp nội bộ rằng, công ty muốn xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông hàng đầu thế giới, nhưng các dịch vụ đám mây của công ty đang ở mức trung bình và chưa đạt đến giai đoạn tiên tiến.

Ảnh: @Huawei.

Ảnh: @Huawei.

Bên cạnh đó, một nhân viên của Huawei nói với trang Caixin rằng, các dịch vụ đám mây của công ty vẫn bị tụt hậu so với các đối thủ vì họ xuất hiện khá muộn trên thị trường.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại vẫn không chắc liệu điều này có nghĩa là Huawei hoàn toàn muốn thoát khỏi không gian kinh doanh đám mây, AI hay việc đóng cửa bộ phận này chỉ là tạm thời, chuẩn bị một phần cho quá trình tái cấu trúc nội bộ của công ty trong thời gian sắp tới. Dù thế nào đi chăng nữa, điều này có thể phần nào phản ánh khó khăn của công ty trong việc chuyển đổi từ nhà sản xuất thiết bị sang nhà cung cấp dịch vụ.

Ngược lại, vào cuối tháng 2/2021, trang GSMArena đưa tin, ngoài việc tập trung nhiều hơn vào thiết bị đeo và phụ kiện âm thanh trong những tháng gần đây, thậm chí là công nghệ chăn nuôi lợn hay khai thác mỏ, Huawei được cho là đang lên kế hoạch sản xuất ô tô điện dưới thương hiệu của riêng mình, nhằm vào phân khúc thị trường đại chúng, có nghĩa là chúng sẽ có giá hợp lý, và một số mẫu xe thậm chí có thể ra mắt trước khi kết thúc năm nay. Ông lớn công nghệ Trung Quốc đã bắt đầu thiết kế nội bộ xe điện và tiếp cận các nhà cung cấp.

Huawei được cho là đang đàm phán với Changan Automobile, một công ty thuộc sở hữu nhà nước ở Trung Quốc, cũng như BluePark New Energy Technology của tập đoàn BAIC và các nhà sản xuất ô tô khác để sử dụng các nhà máy ô tô của họ để sản xuất xe điện.

Tất cả các nguồn tiết lộ từ chối nêu tên vì các cuộc thảo luận là riêng tư. Changan Automobile, có trụ sở tại Trùng Khánh đang sản xuất ô tô với Ford Motor đã từ chối bình luận về tin tức này.

Kế hoạch này xảy ra trong bối cảnh Huawei trải qua gần hai năm kể từ khi lệnh trừng phạt của Mỹ được đưa ra khiến Huawei không thể tiếp cận các chuỗi cung ứng chính, buộc họ phải bán một phần hoạt động kinh doanh smartphone của mình là Honor để giữ cho thương hiệu tồn tại. Huawei bị cựu tổng thống Mỹ Trump đưa vào danh sách đen của Bộ Thương mại nước này do các mối quan tâm về an ninh quốc gia.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem