Bộ đôi Tân Tổng thống, Phó Tổng thống Mỹ Biden - Harris đều được đánh giá là những chính trị gia ôn hòa. Do đó giới chuyên gia dự báo sau khi ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, chính quyền mới sẽ có phương pháp tiếp cận dễ chịu thời hơn thời Donald Trump trong hàng loạt vấn đề: từ chính sách đối ngoại đến quan hệ thương mại quốc tế.

Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ: kinh tế Châu Á biến động thế nào? - Ảnh 2.

Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ: kinh tế Châu Á biến động thế nào? - Ảnh 3.

Đông Nam Á hiện được đánh giá là một trong những thị trường lớn với mức tăng trưởng nhanh bậc nhất thế giới. Trước cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, các tổ chức kinh tế ước tính tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của toàn khu vực Đông Nam Á ước đạt 5%. Với tốc độ này, dự kiến đến năm 2050, Đông Nam Á có khả năng vượt EU trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới.

Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ: kinh tế Châu Á biến động thế nào? - Ảnh 4.

Đông Nam Á cũng là một trong bốn thị trường xuất nhập khẩu hàng đầu cử Mỹ cùng với Trung Quốc, Canada và Mexico. Nhưng dưới thời Tổng thống Donald Trump, quan hệ Đông Nam Á - Mỹ đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi hàng loạt bất ổn địa chính trị cũng như thay đổi cấu trúc thương mại khu vực. Động thái nổi bật nhất là việc ông Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định thương mại TPP năm 2017 - vốn được kỳ vọng là hiệp định lớn nhất thế giới.

Một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chẳng hạn như Malaysia, đã chuyển sang thân Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục rót vốn đầu tư, qua đó gia tăng đáng kể quyền lực mềm. Thêm vào đó, việc Trung Quốc trở thành quốc gia sớm nhất kiểm soát thành công cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 cũng biến nước này trở thành động lực phục hồi kinh tế cho một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Bridget Welsh, cộng sự nghiên cứu tại Đại học Nottingham (Malaysia) cho rằng Mỹ sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng lòng tin ở khu vực. “Quyền lực của Mỹ (tại các nước Đông Nam Á này) đã không còn như trước đây”.

Ông Richard Heydarian, một nhà phân tích tại Philippines thì cho rằng chính quyền Joe Biden có thể sẽ thận trọng hơn trong các giao dịch hợp tác với một số nhà lãnh đạo như Rodrigo Duterte của Philippines, Prayut Chan-o-cha của Thái Lan và Hun Sen của Campuchia, những người gần đây đã thể hiện rõ lập trường thân Trung Quốc. 

“Nhìn chung, cách tiếp cận thận trọng của Biden có thể sẽ thúc đẩy quan hệ ổn định của Mỹ với các đồng minh và đối tác thương mại ở Đông Nam Á” - ông Richard Heydarian nói thêm.

Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ: kinh tế Châu Á biến động thế nào? - Ảnh 5.

Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ: kinh tế Châu Á biến động thế nào? - Ảnh 6.

Mỹ là một trong những quốc gia hiếm hoi mà Ấn Độ được hưởng thặng dư thương mại. Một thống kê gần đây của CARE Ratings cho thấy trong 20 năm qua, Ấn Độ luôn xuất siêu sang Mỹ. 

Thặng dư thương mại Ấn Độ với Mỹ tăng từ 5,1 tỷ USD trong giai đoạn 2001-2002 lên mức 17,3 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2020, tức gấp hơn 3 lần. Cụ thể, trong năm tài chính 2019-2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Ấn Độ sang Mỹ đạt 53 tỷ USD, chiếm khoảng 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ trong cùng kỳ. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ về Ấn Độ đạt 35,7 tỷ USD. Báo cáo này cũng cho biết nhập khẩu hàng hóa dịch vụ từ Ấn Độ chiếm gần 5% tổng kim ngạch nhập khẩu trên toàn cầu của Mỹ.

Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ: kinh tế Châu Á biến động thế nào? - Ảnh 8.

Bên cạnh lĩnh vực thương mại, trong suốt 2 thập kỷ qua, Mỹ là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ năm vào Ấn Độ. Trong tổng số 476 tỷ USD vốn FDI đổ vào Ấn Độ kể từ tháng 4/2000 đến nay, FDI từ Mỹ chiếm 30,4 tỷ USD - tương đương 6,5%.

Tờ IndianExpress nhận định sau khi ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, chính sách thương mại của chính quyền Biden hứa hẹn sẽ “dễ chịu” hơn Trump đáng kể. Trong khi chính quyền Trump coi thương mại là trò chơi có tổng bằng 0, bên nào thặng dư đồng nghĩa với bên đó có lợi, phía ông Biden có vẻ không cho điều này là đúng. Nhiệm kỳ Tổng thống của Biden có thể sẽ thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương thay vì chủ nghĩa bảo hộ, qua đó đưa xuất khẩu Ấn Độ - Mỹ trở lại thời kỳ đỉnh cao như hồi năm 2017-2018 (21,2 tỷ USD).

Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ: kinh tế Châu Á biến động thế nào? - Ảnh 9.

Nhật Bản là đồng minh thân thiết của Mỹ tại khu vực Châu Á trong nhiều vấn đề chiến lược, bao gồm xung đột Mỹ - Trung. Nhưng điều này không ngăn được Tổng thống Trump ngừng những lời chỉ trích Nhật Bản do thâm hụt thương mại lên tới 70 tỷ USD/ năm. Ông Trump từng áp thuế kim loại nhập khẩu có nguồn gốc từ Nhật Bản và đe dọa tăng thuế với ngành công nghiệp ô tô nước này.

Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ: kinh tế Châu Á biến động thế nào? - Ảnh 10.

Hiroaki Nakanishi, Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản cho biết ông hy vọng dưới thời chính quyền Biden, Mỹ và Nhật Bản sẽ “xây dựng mối quan hệ tin cậy để thúc đẩy hợp tác song phương”. “Chúng tôi kỳ vọng chính quyền Biden sẽ đóng vai trò hàng đầu trong việc xây dựng lại trật tự kinh tế toàn cầu cũng như kiểm soát sự lây lan đại dịch Covid-19 thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia (trong đó có Nhật Bản)”.

Dưới thời Tổng thống Trump, ông Trump đã rút Mỹ khỏi nhiều thỏa thuận quốc tế và thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại gây trở ngại cho môi trường kinh doanh toàn cầu. 

Kengo Sakurada, Chủ tịch Hiệp hội CEO Nhật Bản cũng bày tỏ sự tin tưởng chính quyền Biden sẽ giải quyết thành công cuộc khủng hoảng đại dịch, điều hành nền kinh tế phục hồi trở lại, hàn gắn mối quan hệ rạn nứt với Trung Quốc; qua đó bình ổn môi trường thương mại toàn cầu.

Với cách tiếp cận đa phương, nhiệm kỳ của ông Biden dự kiến sẽ tăng cường liên kết với các đồng minh thân cận như Nhật Bản, qua đó gia tăng sức ép lên Trung Quốc để giải quyết các hành vi thương mại không lành mạnh, đi ngược lại quy tắc quốc tế. Ông Biden cũng tập trung vào ngành kinh tế năng lượng sạch để giải quyết vấn đề khí hậu và tạo thêm việc làm, một chủ trương tương đồng với Nhật Bản.

Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ: kinh tế Châu Á biến động thế nào? - Ảnh 11.

Thừa hưởng “di sản” từ thời Tổng thống Trump, khi Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ; chính quyền Biden giờ đây sẽ phải giải quyết căng thẳng Mỹ - Trung, từ cuộc chiến thuế quan, xung đột thương mại cho đến các vấn đề công nghệ. Ông Biden cũng kế thừa thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung mà chính quyền Tổng thống Trump đang tiến hành dang dở. Trước đó, ông Biden từng chỉ trích nội dung thỏa thuận Mỹ - Trung giai đoạn 1 mà ông Trump hết lời ca ngợi là hoàn toàn vô nghĩa, bởi không giải quyết được tận gốc các xung đột cốt lõi giữa hai nền kinh tế. Khi tiến vào Nhà Trắng, vị Tân Tổng thống Mỹ sẽ có cơ hội thay đổi thỏa thuận để giải quyết triệt để những mâu thuẫn cốt lõi đó.

Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ: kinh tế Châu Á biến động thế nào? - Ảnh 12.

Nhìn chung, trong bối cảnh lưỡng đảng Mỹ đều ủng hộ cách tiếp cận mạnh tay với Trung Quốc, chính quyền Biden khó mà ôn hòa với Bắc Kinh. Cố vấn Jake Sullivan của ông Biden từng khẳng định Mỹ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi thế tiên phong công nghệ trước hàng loạt hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh thương mại không lành mạnh… của chính phủ Trung Quốc. Ông Biden cũng chủ trương chấm dứt sự phụ thuộc nguồn cung vào Trung Quốc trong các ngành công nghiệp chiến lược như sản xuất dược phẩm và đồ bảo hộ y tế.

Ngoài ra, Tân Tổng thống Mỹ cũng có kế hoạch chi ít nhất 300 tỷ USD nhằm phát triển các lĩnh vực công nghệ mới cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc như xe điện, mạng viễn thông 5G và trí tuệ nhân tạo. Các biện pháp hạn chế vốn đầu tư vào công nghệ và thương mại dưới thời Trump có thể sẽ được Biden thừa kế một cách khéo léo và có chọn lọc hơn.

Edward Alden, chuyên gia cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Ngoại giao cũng nhận định khi tiến vào Nhà Trắng, chính quyền Biden nhiều khả năng sẽ “tăng cường hợp tác với các đồng minh” để gây áp lực cho Trung Quốc, đồng thời “thận trọng hơn trong việc sử dụng công cụ thuế quan”.

Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ: kinh tế Châu Á biến động thế nào? - Ảnh 12.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem