Thứ sáu, 17/05/2024

Khủng hoảng gạo rình rập châu Á

15/07/2022 6:00 AM (GMT+7)

Các chuyên gia lương thực thế giới cảnh báo giá gạo sẽ tăng lên, do chi phí phân bón bị đội giá làm ảnh hưởng đến năng suất trồng lúa - loại cây lương thực chính của ít nhất 2 tỷ người ở châu Á.

Khủng hoảng gạo rình rập châu Á - Ảnh 1.

Người nông dân cấy lúa tại Bogor, Indonesia. Ảnh: EPA-EFE


Hiện nay, khi khí đốt tự nhiên - thành phần quan trọng trong hoạt động sản xuất phân bón - giao dịch ở mức cao lịch sử sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, cả Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cùng Ngân hàng Thế giới (WB) đều dự báo mặt hàng gạo sẽ tăng giá.

“Đó là điều không thể tránh khỏi. Gạo từng là một ngoại lệ, song giờ đây không còn như thế nữa”, nhà kinh tế nông nghiệp cấp cao John Baffes tại Nhóm Triển vọng Kinh tế Phát triển của WB nói.

Khí đốt tự nhiên là nguyên liệu chính được sử dụng bởi tất cả các nhà sản xuất phân bón lớn, ngoại trừ Trung Quốc (sử dụng than) để sản xuất amoniac - thành phần chiếm tỷ lệ 80% trong phân bón.

Trước khi khủng hoảng xảy ra, Nga, Ukraine và Belarus là những nhà xuất khẩu phân bón có chứa nitơ chủ lực, nhưng tác động kết hợp từ xung đột và giá khí đốt tăng cao đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của cả ba quốc gia trên. Phân bón gốc nitơ đang được giao dịch ở mức giá kỷ lục của năm 2008.

Bà Julia Meehan, chuyên gia phụ trách mảng phân bón tại công ty phân tích thị trường Independent Commodity Intelligence Services, cho biết: “Đây là một nỗi lo lớn đối với thị trường toàn cầu, đặc biệt là châu Á. Chi phí khí đốt cao đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ. Do vậy, chúng tôi đang chứng kiến sự cắt giảm trong sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất đã quyết định ngừng sản xuất hoàn toàn”.

Bà Meehan cho biết thiếu phân bón sẽ dẫn đến giảm năng suất mùa màng.

Các nhà phân tích cho biết Ấn Độ và Trung Quốc - nước xuất khẩu phân lân hàng đầu thế giới - đã thoát khỏi một số tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng này bằng các chính sách bảo hộ và dự trữ gạo.

Khủng hoảng gạo rình rập châu Á - Ảnh 2.

Nông dân bón phân cho ruộng lúa tại Aceh, Indonesia. Ảnh: EPA-EFE


Cuộc khủng hoảng gạo

Gần đây nhất là vào tháng 4, dựa vào nguồn cung sẵn có của gạo trên thị trường, FAO và WB đã kết luận rằng giá của loại lương thực sẽ giảm trong nửa cuối năm nay. Nhưng đến tháng 6, cả hai cơ quan trên đều thay đổi dự báo để phản ánh tác động của giá khí đốt kỷ lục đối với chi phí phân bón khi cuộc xung đột ở Ukraine vẫn chưa có hồi kết.

“Khi chúng tôi đưa ra dự báo vào tháng 4, chúng tôi dựa trên giả định rằng thị trường năng lượng sẽ ổn định sau cú sốc ban đầu về cuộc chiến tranh đó. Thế nhưng, thị trường vẫn chưa ổn định trở lại, đặc biệt đối với mặt hàng khí đốt và than đá", ông Baffes nói với báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).

Phân bón chiếm khoảng một phần ba chi phí canh tác của bốn loại ngũ cốc chính trên thế giới là gạo, lúa mì, ngô và lúa mạch. Cho đến gần đây, gạo là mặt hàng duy nhất trong số bốn mặt hàng này được chứng minh là không bị tăng giá. Nhà kinh tế nông nghiệp John Baffes cho biết kể từ năm 2020, chi phí của cả bốn loại ngũ cốc đã tăng cơ bản lên gấp ba lần, phần lớn là do ba loại lúa mì, ngô và lúa mạch thúc đẩy.

Khủng hoảng gạo rình rập châu Á - Ảnh 3.

Phun phân bón trên cánh đồng ngô ở ngoại ô Bangalore, Ấn Độ. Các nhà phân tích kỳ vọng Ấn Độ sẽ thoát khỏi những ảnh hưởng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lúa gạo ở châu Á. Ảnh: AFP


Theo Ngoại trưởng Retno Marsudi, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một cuộc khủng hoảng gạo có thể ảnh hưởng đến 2 tỷ người tại Hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Đức.

Tổng thống Indonesia đã cảnh báo các nhà lãnh đạo của 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới rằng tác động của chiến tranh Nga-Ukraine đối với chuỗi cung ứng thực phẩm và phân bón toàn cầu là có thật. Ông Widodo đồng thời kêu gọi G-7 hỗ trợ phân phối nguồn cung thực phẩm và phân bón từ Nga và Ukraine ra thị trường toàn cầu.

“Chúng ta phải hành động nhanh chóng để tìm ra giải pháp cụ thể. Sản xuất lương thực phải được đẩy mạnh. Chuỗi cung ứng thực phẩm và phân bón toàn cầu cần trở lại bình thường”, ông Widodo nhấn mạnh.

Cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới đã trở nên tồi tệ hơn do chiến tranh ở Ukraine, nhưng gốc rễ thực sự của nó bắt nguồn từ sự hỗn loạn kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra. Nhu cầu tiêu thụ mạnh, nguồn cung hạn chế và chi phí đầu vào cao hơn đã khiến giá phân bón tăng 80% trong năm ngoái, theo báo cáo của WB. Sau khi Nga phát động chiến dịch ở Ukraine, phân bón đã tăng thêm 30%. Mặc dù giá đã giảm nhẹ, nhưng vẫn ở gần mức cao kỷ lục.

Bà Meehan cho biết cước vận chuyển cao cũng là một vấn đề, do cuộc chiến tranh Nga - Ukraine càng đe dọa đến dịch vụ thương mại hàng hải toàn cầu vốn đang phải vật lộn để phục hồi hậu đại dịch.

Năm ngoái, Ấn Độ nhập khẩu khoảng 15% lượng amoniac mà nước này dùng để sản xuất phân bón gốc nitơ từ Nga. Tỷ lệ này khoảng 10% ở Thái Lan, Việt Nam và Malaysia và hơn 15% ở Indonesia.

Trên toàn cầu, sản lượng gạo dự kiến vẫn duy trì ở mức đầy đủ cho đến khi kết thúc năm, nhờ sự ổn định của hai nhà sản xuất hàng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm đến 51% tổng sản lượng của thế giới năm ngoái.

Tuy nhiên, giới quan sát dự báo giá gạo sẽ tăng lên theo thời gian.

Khủng hoảng gạo rình rập châu Á - Ảnh 4.

Nông dân điều khiển máy gặt lúa ở Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua


Tăng giá không đồng đều

Ông David Laborde, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế ở Washington, cho biết tác động của chi phí phân bón tăng lên giá gạo sẽ không đồng đều vì các nước có chính sách sử dụng khác nhau.

Ông nói: “Ngay cả trong các trang trại, nông dân có thể cân đối lại việc bón phân trên các cánh đồng để giảm thiểu tác động từ tình trạng giảm lượng phân bón. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể thấy sự khác biệt về tác động đối với năng suất giữa từng quốc gia, từng khu vực và thậm chí là từng nông dân”.

Chuyên gia Laborde nhận định rằng nông dân Thái Lan có khả năng thích ứng cao nên sẽ chỉ thiệt hại ở mức trung bình, trong khi nông dân ở đất nước khủng hoảng tài chính Sri Lanka lại vô cùng khốn đốn.

Trung Quốc vẫn chưa công bố liệu họ có dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu đối với phân bón hay không. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này cũng đã tích trữ ngũ cốc để đảm bảo sản xuất lương thực trong nước. Trong khi đó, Ấn Độ có chính sách bảo hộ lâu dài là giảm giá phân bón, và cũng đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu để tăng nguồn cung trong nước.

Theo ông David Laborde, nhiều khả năng cả hai quốc gia trên sẽ duy trì sản lượng gạo trong năm nay và giữ cho sản lượng trung bình toàn cầu ở mức cao. Tuy nhiên, tình hình ở mỗi quốc gia sẽ diễn biến khác biệt.

Ông nói: “Đối với những người nông dân dễ bị tổn thương ở châu Phi hoặc châu Á, sự khác biệt về năng suất giữa việc bón phân hoặc không bón phân là rõ rệt hơn, lên tới 50% đối với những người từng quen sử dụng lượng phân bón tối ưu nhưng giờ đây lại không có để dùng.

Gạo là mặt hàng đặc biệt dễ bị biến động giá vì hầu hết các quốc gia sản xuất gạo đều giữ phần lớn cho tiêu dùng nội địa. Chỉ 9% sản lượng gạo toàn cầu được đưa ra thị trường quốc tế, so với hơn 20% đối với lúa mì và các loại ngũ cốc khác. Ở cấp độ quốc tế, thị trường gạo khá mong manh và bất kỳ sự thay đổi nào về biên độ dao động đều có thể dẫn đến biến động giá lớn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024 chính thức khai mạc với gần 200 gian hàng, gồm các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP.

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Đặc sản, món ngon, sản phẩm OCOP khắp cả nước đổ về TP.HCM tham dự triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm 2024 để tăng cường kết nối giao thương. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể thả ga mua đặc sản với giá hấp dẫn.

Đưa chợ truyền thống đấu lại chợ mạng

Đưa chợ truyền thống đấu lại chợ mạng

Gần đây, sức mua tại chợ truyền thống đang giảm mạnh vì người tiêu dùng chuyển dần sang mua online. TP.HCM đang có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực bán hàng trực tuyến cho tiểu thương tại các chợ truyền thống.

Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

Vừa qua, Vinamilk đã có cơ hội đồng hành cùng giải thi Asia Latte Art Battle diễn ra từ ngày 09 đến ngày 11/5/2024 trong khuôn khổ triển lãm quốc tế Café Show 2024 tại SECC (TP.HCM).

Tuần hàng Sen Đồng Tháp tại TP.HCM

Tuần hàng Sen Đồng Tháp tại TP.HCM

Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Tập đoàn Central Retail Việt Nam vừa tổ chức khai mạc Tuần hàng Sen Đồng Tháp tại siêu thị GO! (Nguyễn Thị Thập, quận 7, TP.HCM).