KienlongBank quý 1/2020: Nợ có khả năng mất vốn tăng gấp 8 lần
Trong khi một vài ngân hàng công bố lợi nhuận sau thuế quý 1/2020 tăng mạnh như VIB và VietBank, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) lại ngược chiều khi giảm lãi. Nhưng đều đáng chú ý hơn cả là nợ có khả năng mất vốn bất ngờ tăng gấp 8 lần so với thời điểm cuối năm 2019.
Lợi nhuận giảm nhẹ
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trong kỳ đạt 999 tỷ đồng, tăng 110 tỷ đồng, tương đương 12,4% so với quý 1/2019. Thu nhập lãi thuần cũng tăng nhẹ từ 271 tỷ đồng lên 296 tỷ đồng.
Các hoạt động khác như ngoại hối, chứng khoán và dịch vụ đều tăng trưởng tốt nhưng lợi nhuận tuyệt đối thấp nên không đóng góp nhiều vào đà tăng của KienlongBank.
Trong kỳ, KienlongBank tăng mạnh các chi phí. Chi phí hoạt động đạt 258 tỷ đồng, tăng 45 tỷ đồng, tương đương 21,1%. Dù vậy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng vẫn bứt phá, tăng từ 76,1 tỷ đồng lên 126 tỷ đồng.
Thế nhưng, KienlongBank phải trích số tiền rất lớn cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Chi phí này tăng tăng 67 tỷ đồng, tương đương 37,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả là lợi nhuận sau thuế quý 1/2020 của KienlongBank chỉ đạt 45,6 tỷ đồng, giảm 13,8 tỷ đồng, tương đương 23,2%.
Nợ có khả năng mất vốn tăng gấp 8 lần
Nguyên nhân khiến KienlongBank phải tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh.
Tại thời điểm 31/3/2020, KienlongBank có 33.830 tỷ đồng cho vay khách hàng, tăng 350 tỷ đồng, tương đương 1,05% so với hồi đầu năm. Đáng chú ý, nợ xấu tăng mạnh hơn rất nhiều lần so với tăng trưởng tín dụng.
Tổng nợ xấu tại KienlongBank đạt 2.241 tỷ đồng, chiếm 6,62% tổng dư nợ tín dụng. Các con số này hồi cuối năm 2019 lần lượt là 342 tỷ đồng, chiếm 1,02% tổng dư nợ tín dụng. Như vậy, sao 1 quý, nợ xấu tại KienlongBank tăng 1.899 tỷ đồng, tương đương 5,55 lần.
Cần nhấn mạnh, nợ có khả năng mất vốn lên tới 2.127 tỷ đồng, chiếm 6,29% tổng dư nợ tín dụng và tăng gấp 8 lần so với thời điểm cuối năm 2019.
KienlongBank cho biết trong số dư nợ có khả năng mất vốn tại ngày 31/3/2020 bao gồm gần 1,9 tỷ đồng dư nợ các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu của một ngân hàng khác được phân loại nợ nhóm 5.
Tại thời điểm cuối quý 1, KienlongBank có 3.226 người. Trong kỳ, KienlongBank đã dành 125,4 tỷ đồng cho chi lương và phụ cấp là, tăng nhẹ so với 107,5 tỷ đồng của quý 1/2019. Như vậy, trung bình, mỗi người lao động 125,4 tỷ đồng được trả 38,9 triệu đồng/người/quý, tương đương 13 triệu đồng/người/tháng.
Còn theo thông báo của 125,4 tỷ đồng, thu nhập bình quân/tháng của nhân viên trong kỳ đạt 14 triệu đồng, tăng nhẹ so với 13,7 tỷ đồng của kỳ trước.
Đóng cửa phiên giao dịch 20/4, KLB dừng ở mức 10.500 đồng/CP, tăng rất nhẹ so với phiên cuối cùng của tháng 3. Còn so với phiên cuối cùng của năm 2019, KLB giảm 2.000 đồng/CP, tương đương 16%.