Kinh tế châu Âu bắt đầu ngấm đòn từ dịch virus corona
Trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Âu hiện nay ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc, nhiều nhà sản xuất xe hơi dần công bố đã đến giai đoạn tạm ngừng vận hành khi ngành công nghiệp này đối mặt với thử thách khủng khiếp nhất trong cả thập kỉ.
PSA- công ty Pháp sở hữu các thương hiệu như Peugeot, Citroën, Vauxhall và Opel, thông báo sẽ đóng cửa các nhà máy ở Châu Âu, bao gồm Mulhouse ở Pháp và Ellesmere Port ở Anh. Nhà sản xuất lốp xe Michelin ở Pháp sẽ đóng cửa các các nhà máy ở Ý, Tây Ban Nha và Pháp trong ít nhất 1 tuần.
Tập đoàn Ý FCA sẽ đóng cửa 8 nhà máy, bao gồm 6 nhà máy ở Ý. Volkswagen, nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, có thể đóng cửa toàn bộ dây chuyền sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng và nhiều quốc gia Châu Âu hiện nay buộc phải đóng cửa biên giới trước lệnh phong tỏa. Nhà máy của công ty sản xuất xe Wolfsburg ở Đức sẽ đóng cửa trong nhiều ngày trừ khi tập đoàn này có thể thay thế các linh kiện từ Ý và Tây Ban Nha. Renault, Ford và Nissan cũng sẽ đóng cửa nhà máy ở Tây Ban Nha, BMW công bố tình trạng khẩn cấp.
PSA nói rằng quyết định này được đưa ra dựa trên quan sát về tình hình dịch bệnh, cũng như nhiều ca phơi nhiễm được phát hiện ở gần khu vực nhà máy và gián đoạn chuỗi cung ứng từ nhiều nhà cung ứng lớn, nhu cầu trong lĩnh vực xe hơi cũng giảm mạnh. VW thậm chí có nguồn cung ứng lớn hơn từ Ý và Tây Ban Nha so với từ Trung Quốc. Cổ phiếu Renault, vốn đã đóng cửa hai nhà máy ở Bắc Tây Ban Nha đã giảm 20%. Cổ phiếu PSA giảm 16%.
Nhà sản xuất xe hơi Đức cũng không phải ngoại lệ, với cổ phiếu Daimler giảm 11%, BMW giảm 12% và VW giảm 13%. Cổ phiếu các doanh nghiệp sản xuất ô tô khắp Châu Âu đang chịu thiệt hại nặng nề, và được dự đoán sẽ còn tiếp tục chịu ảnh hưởng trong những tuần tới đây, theo chuyên gia phân tích từ Kepler Cheuvreux.
Một số ngành công nghiệp tiêu thụ khác cũng gặp hoàn cảnh không mấy sáng sủa : doanh thu giảm, nhân viên buộc phải nghỉ việc tạm thời. Hiệp hội Thực phẩm Anh – sở hữu chuỗi thời trang Primark thông báo rằng các cửa hàng ở Ý, Pháp và Tây Ban Nha chiếm đến 1/3 doanh thu đã bị đóng cửa toàn bộ. Thậm chí các cửa hàng online bán lẻ cũng chịu thiệt hại tài chính.
Tập đoàn thời trang giá rẻ H&M của Thụy Điển công bố doanh thu quý đầu tiên giảm mạnh do các cửa hàng ở 13 thị trường chính bị buộc phải đóng cửa hoặc sắp đóng cửa. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định đại dịch lần này có tác động tương đương khủng hoảng tài chính, vụ khủng bố 9/11 và Sars, nhất là ở khía cạnh nhu cầu tiêu thụ. Kate Nicholls, giám đốc điều hành Hospitality Anh, đơn vị đại diện cho các quán bar, nhà hàng, rạp hát, công viên giải trí ở nước này, công bố lĩnh vực kinh doanh này đang dần cạn kiệt nguồn tiền. Mức quay vòng vốn giảm 70% ở Anh, chỉ 40% lượng khách hàng còn xuất hiện ở những địa điểm này. Tập đoàn này đã buộc phải đóng cửa nhiều khách sạn, nhà hàng, thậm chí chỉ vận hành với khách hàng không thể rời khỏi khu vực đó.
Theo chuyên gia, nền kinh tế đang chịu sức ép từ nhiều phía: chuỗi cung ứng trì trệ và vấn đề hàng tồn do các lệnh phong tỏa vận chuyển. Rất ít ngành kinh tế không chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh này, các nhà phân tích nhận định.