Thứ năm, 16/05/2024

Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo GDP năm 2024 sẽ tăng 6,7%

23/01/2024 9:56 AM (GMT+7)

Nhu cầu nhập khẩu của thế giới đã bắt đầu phục hồi trong khi Việt Nam tiếp tục là địa chỉ thu hút giới đầu tư quốc tế. Vì vậy, ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng 6,7% năm 2024, cao hơn nhiều so với mức 5,05% năm ngoái.

Bà Michele Wee, Tổng Giám đốc ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, chia sẻ: "Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng và thu hút FDI lớn. Là ngân hàng nước ngoài hàng đầu hiện diện tại Việt Nam trong 120 năm qua, chúng tôi tự hào khi tiếp thêm sức mạnh cho các doanh nghiệp qua những kiến thức chia sẻ và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ các khách hàng và đối tác trên hành trình thú vị phía trước".

Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo GDP năm 2024 sẽ tăng 6,7%- Ảnh 1.

Bà Michele Wee, Tổng Giám đốc ngân hàng Standard Chartered Việt Nam. Ảnh: Standard Chartered 

Trong dự báo tăng trưởng GDP 6,7% năm nay, Standard Chartered dự báo tỷ lệ tăng trong nửa đầu năm là 6,2% và sẽ tăng tốc lên 6,9% trong nửa cuối năm.

Mức 6,9% đã tiệm cận tỷ lệ 7%, là tốc độ tăng trưởng được xem là cao của một nền kinh tế.

Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế của Standard Chartered phụ trách Việt Nam và Thái Lan, cho biết nhu cầu nhập khẩu của thế giới đang phục hồi, dù thương mại điện tử vẫn chưa thấy tín hiệu phục hồi rõ ràng. Để duy trì tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh, Việt Nam cần tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và giảm lượng khí thải carbon.

Về tổng thể kinh tế thế giới, ông Edward Lee, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực ASEAN và Nam Á, ngân hàng Standard Chartered, cho biết chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu tiếp tục là áp lực cho tăng trưởng. Thương mại toàn cầu được dự báo đã chạm đáy nhưng chưa thể phục hồi mạnh trong giai đoạn hiện nay.

Về nội lực của thị trường Việt Nam, nữ CEO Michele Wee cho biết Việt Nam có lợi thế nhờ cơ cấu dân số thuận lợi, lực lượng lao động trẻ, các yếu tố nền tảng trong nước ngày càng được cải thiện, và đã cho thấy quá trình hội nhập mạnh mẽ với thị trường quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Việt Nam quyết tâm trở thành nhân tố quan trọng trong thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu để khẳng định vị thế là cứ điểm sản xuất mới của thế giới. Chính phủ đã cam kết trung hòa carbon vào năm 2050. Ngân hàng Standard Chartered cũng chung định hướng chiến lược, chúng tôi đang hướng đến phát thải ròng bằng 0 trong mọi hoạt động của chúng tôi vào năm 2025 và trong các hoạt động tài chính vào năm 2050", bà Wee nói.

Việt Nam là một thị trường quan trọng của Standard Chartered trong khu vực. Lãnh đạo của ngân hàng quốc tế này đánh giá cao tầm quan trọng của thị trường này. Bằng chứng là Standard Chartered đã đầu tư đáng kể vào Việt Nam trong vài năm qua và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo GDP năm 2024 sẽ tăng 6,7%- Ảnh 2.

Vận chuyển container hàng xuất nhập khẩu tại cảng Cát Lái, TP.HCM. Ảnh: USAID.

Cuối năm 2021, Standard Chartered tăng vốn cấp 1 (vốn chính của ngân hàng) trị giá 120 triệu USD cho Standard Chartered Việt Nam. Tháng 9 vừa qua, Standard Chartered Việt Nam nhận thêm 60 triệu USD từ ngân hàng mẹ.

"Việc tăng vốn này một lần nữa khẳng định cho quyết tâm của ngân hàng trong chiến lược dài hạn tại Việt Nam và hỗ trợ hoạt động kinh doanh và hỗ trợ các khách hàng nơi đây thông qua nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp này. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục các khoản đầu tư vào thời điểm thích hợp", bà Wee cho biết.

Tại hội nghị khí hậu thế giới COP 28 diễn ra ở Dubai tháng 11 và 12/2023, Standard Chartered toàn cầu là đối tác của Chính phủ Việt Nam. Ngân hàng đã đồng tổ chức buổi thảo luận riêng dành cho các khách hàng của ngân hàng, và tham gia vào các phiên liên quan để kết nối cộng đồng các nhà đầu tư với lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.

Theo Báo cáo tác động về tài chính bền vững của Standard Chartered năm 2022, Việt Nam đã ghi nhận hơn 50 triệu USD đầu tư vào năng lượng tái tạo và 50 triệu USD khác trong các khoản vay mà ngân hàng này dành cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tài chính.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Theo Cục Pháp chế (Bộ Công an), công tác quản lý thuốc lá thế hệ mới ở Việt Nam đang có nhiều hạn chế khi các sản phẩm này chưa được cấp phép, nhưng có thể mua một cách dễ dàng.

Lễ hội Bánh mì, nhớ đi bằng được!

Lễ hội Bánh mì, nhớ đi bằng được!

Chưa nước nào thống kê được, có bao nhiêu loại bánh mì, nói chi cả thế giới và số lượng không ngừng gia tăng. Điều chắc chắn, bánh mì phổ biến nhất, lâu đời nhất, được làm từ bột mì, trộn nước và nướng.

ST Telemedia Global Data Centres liên doanh với VNG xây dựng Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

ST Telemedia Global Data Centres liên doanh với VNG xây dựng Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

ST Telemedia Global Data Centres (STT GDC) và VNG Corporation (VNG) vừa công bố hợp tác về xây dựng và vận hành các dự án trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế tại TP.HCM.

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, liệu giá vàng có giảm?

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, liệu giá vàng có giảm?

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 87,5 triệu đồng một lượng