Mang tiếng khùng vì trồng thứ rau lạ mãi không được hái, đến khi bẻ mầm non bán đắt, cả làng bất ngờ

Thứ ba, ngày 03/11/2020 13:03 PM (GMT+7)
Hơn 1 năm trước, khi anh Nguyễn Ri Bo dốc vốn liếng hơn 700 triệu đồng đưa cây măng tây xanh về trồng ở ấp Đông Thạnh, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), nhiều người quen cho rằng anh quá liều lĩnh, bởi ở vùng quê của anh chưa có ai trồng loại cây nầy.
Bình luận 0

Ít người biết măng tây xanh được mệnh danh là “rau hoàng đế” vì chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch nên được thu mua giá cao và đầu ra khá ổn định. 

Đến nay, mô hình trồng măng tây xanh của anh Bo, ấp Đông Thạnh, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) bước đầu khẳng định hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập cao.

Mang tiếng khùng vì trồng thứ rau lạ mãi không được bán, đến khi bẻ mầm non bán đắt, cả làng bất ngờ - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Ri Bo (ấp Đông Thạnh, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) giới thiệu trang trại trồng măng tây xanh ví như "rau vua, rau hoàng đế) của gia đình.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại trồng măng tây xanh tươi tốt, mọc theo từng liếp thẳng tắp, anh Ri Bo chia sẻ cơ duyên đến với mô hình mới mẻ này: “Gia đình tôi có hơn 10 công đất, trước đây chỉ cho thuê làm ruộng. Qua những lần đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi, tôi quyết định mua hạt giống măng tây xanhvề trồng thử...".

Theo anh R Bo, giai đoạn năm 2018, anh xử lý đất kéo dài 1 năm mới bắt đầu trồng mang tây xanh. 

"Những ngày đầu tiên, nhiều người cho rằng tôi bị tâm thần bởi không biết đây là giống cây gì, chờ hoài chẳng thấy thu hoạch. Từ lúc trồng đến lúc thu hoạch mất khoảng 8 tháng. Đến nay, cây phát triển rất khả quan, cho thu nhập ổn định...”, anh Ri Bo nhớ lại.

Toàn bộ diện tích trồng măng tây xanh được anh Ri Bo đầu tư lắp đặt hệ thống phun tưới nhỏ giọt, được chăm sóc theo quy trình sản xuất sạch, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh. 

Đây cũng chính là bí quyết giúp anh trồng thành công giống măng tây xanh này. Theo anh Ri Bo, cây măng tây xanh là sản phẩm rau sạch, có giá trị dinh dưỡng cao nên cần phải tuân thủ đúng quy trình trồng. 

Đất trồng măng tây tốt nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu chất hữu cơ. Cây măng tây xanh được trồng theo liếp để thuận tiện thoát nước, mỗi cây cách nhau 6 tấc, mặt liếp che màng phủ để hạn chế cỏ mọc. 

Anh Ri Bo còn giăng lưới để cố định cho cây măng tây xanh không đổ ngã. Theo anh, người trồng măng tây xanh phải biết sử dụng các loại thuốc vi sinh để phòng ngừa các loại nấm, sâu bệnh.

Cây măng tây xanh có chu kỳ thu hoạch khoảng 2 tháng, sau thời gian tái tạo, thay cây già và chăm sóc khoảng 20 ngày lại có thể tiếp tục thu hoạch. 

Trong giai đoạn thu hoạch thì ngày nào cũng có măng tây xanh để bán. Hiện nay, bình quân mỗi ngày anh Ri Bo thu hái khoảng 38kg măng tây xanh. 

Anh nhẩm tính: “Ước tính mỗi ngày tôi thu vào khoảng 700.000 đồng/công. Riêng vụ măng tây vừa qua, tôi thu hoạch khoảng 1,4 tấn, giá bán bình quân khoảng 70.000 đồng/kg; giá bán măng tây loại nhất từ 100.000-120.000 đồng/kg”.

Anh Ri Bo chia sẻ: “Cây măng tây xanh khá dễ trồng, tôi chỉ bón phân hữu cơ và phun tưới thuốc trừ sâu vi sinh theo đúng quy trình sản xuất rau sạch. So với các loại cây rau màu khác, lợi nhuận từ cây măng tây cao gấp nhiều lần. Măng tây xanh thường được dùng để chế biến thành các món ăn ngon như: măng tây xào thịt bò, gỏi..., ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng nên có đầu ra khá ổn định”.

Vừa trồng măng tây xanh, vừa tham khảo tài liệu, đúc rút kinh nghiệm, anh Nguyễn Ri Bo (ấp Đông Thạnh, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ) giới thiệu trang trại trồng măng tây xanh của gia đình. còn có thu nhập từ việc ươm bán cây măng tây xanh giống.

Điểm đặc biệt nhất của cây măng tây xanh chính là xuống giống 1 lần nhưng thời gian cho thu hoạch lên tới 10 năm. Giống cây măng tây xanh này hiện đang mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương nơi đây.

Kiến Quốc (Báo Cần Thơ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem