Mộc bản "Cư Trần lạc đạo phú" rước lên chùa Thượng Tây Yên Tử ở Bắc Giang có gì đặc biệt?

Khương Lực Thứ sáu, ngày 03/02/2023 08:20 AM (GMT+7)
Sáng 2/2, tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ rước bộ Mộc bản “Cư Trần lạc đạo phú” từ chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng lên chùa Thượng, Khu tâm linh sinh thái Tây Yên Tử, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động. Bộ mộc bản này là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Phật hoàng Trần Nhân Tông được khắc trong bộ kinh Thiền Tông bản hạnh.
Bình luận 0
Mộc bản "Cư Trần lạc đạo phú" rước lên chùa Thượng Tây Yên Tử ở Bắc Giang có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

Sáng 2/2, Ban tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang sử dụng 108 xe ô tô để rước Mộc bản "Cư Trần lạc đạo phú" từ chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) lên chùa Thượng, Tây Yên Tử (Sơn Động).

Ảnh: Báo BG

Mộc bản "Cư Trần lạc đạo phú" rước lên chùa Thượng Tây Yên Tử ở Bắc Giang có gì đặc biệt? - Ảnh 2.

Bộ Mộc bản "Cư trần lạc đạo phú" được rước lên chùa Thượng gồm 42 bản. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Phật hoàng Trần Nhân Tông được khắc trong bộ kinh Thiền Tông bản hạnh, thể hiện rõ tư tưởng và giá trị của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.

Mộc bản "Cư Trần lạc đạo phú" rước lên chùa Thượng Tây Yên Tử ở Bắc Giang có gì đặc biệt? - Ảnh 3.

Mộc bản "Cư trần lạc đạo phú" được ví như “một bản tuyên ngôn của con đường sống đạo" mà Phật giáo Việt Nam đã đề ra và chi phối cuộc sống của hàng triệu Phật tử Việt Nam thời vua Trần Nhân Tông và những thế kỷ sau. "Cư trần lạc đạo phú" là nguồn tư liệu quý, minh chứng xác thực góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu chữ Nôm và giá trị văn Nôm thời Trần, thời Lê - Nguyễn trong kho tàng thơ văn Phật giáo Việt Nam.

Mộc bản "Cư Trần lạc đạo phú" rước lên chùa Thượng Tây Yên Tử ở Bắc Giang có gì đặc biệt? - Ảnh 4.

Việc tổ chức lễ rước bộ Mộc bản thể hiện ý chí và tinh thần của Phật giáo Trúc Lâm; làm cơ sở để tỉnh Bắc Giang tiếp tục thực hiện mục tiêu phục dựng, tái hiện con đường “Hoằng dương Phật pháp" của các Phật tổ phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Đồng thời tôn vinh, giới thiệu, quảng bá sâu rộng giá trị mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm – Di sản thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách.

Mộc bản "Cư Trần lạc đạo phú" rước lên chùa Thượng Tây Yên Tử ở Bắc Giang có gì đặc biệt? - Ảnh 5.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chùa Vĩnh Nghiêm là một trung tâm ấn hành, xuất bản lớn của Phật giáo Việt Nam. Hiện chùa con lưu giữ 34 đầu sách với gần 3.000 mộc bản có niên đại khoảng 500 - 700 năm. Mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách (âm bản) khoảng 2.000 chữ Nôm, chữ Hán

Mộc bản "Cư Trần lạc đạo phú" rước lên chùa Thượng Tây Yên Tử ở Bắc Giang có gì đặc biệt? - Ảnh 6.

Nói về lý do chọn bộ mộc bản "Cư trần lạc đạo phú" để rước từ chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng lên chùa Thượng, Khu tâm linh sinh thái Tây Yên Tử, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, Thượng tọa Thích Thanh Vịnh, Phó Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho biết, Bộ mộc bản này gắn liền và liên quan tới sự hình thành của thiền phái Trúc Lâm, đặc trưng nhất là khu vực Yên Tử. Ban tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang chọn bộ này là nhằm mục đích quảng bá tư tưởng đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông, đồng thời quảng bá thánh tích Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông mà đặc biệt nhất là con đường tâm linh Tây Yên Tử.

Mộc bản "Cư Trần lạc đạo phú" rước lên chùa Thượng Tây Yên Tử ở Bắc Giang có gì đặc biệt? - Ảnh 7.

"Trong hơn 3.000 bộ, chọn duy nhất một bộ là "Cư trần lạc đạo phú" nằm trong Bộ thơ Nôm, hay còn gọi là bộ Thiền Tông bản hạnh. Bộ này có 43 ván, 84 trang. Bộ tổng thơ Nôm của đức Vua Trần Nhân Tông đã để lại cho chúng ta là những đúc kết rất quan trọng trong quá trình hình thành, tu tập và tu dưỡng thân và tâm cũng như sự đóng góp, kết hợp làm sao hài hòa con người - thân và tâm của con người với con người, con người gắn kết với xã hội" - Thượng tọa Thích Thanh Vịnh chia sẻ.

Mộc bản "Cư Trần lạc đạo phú" rước lên chùa Thượng Tây Yên Tử ở Bắc Giang có gì đặc biệt? - Ảnh 8.

Chùa Vĩnh Nghiêm từ xa xưa có tên gọi là Chúc Thánh thiền tự, trong dân gian quen gọi là chùa La, hay chùa Đức La. Chùa Vĩnh Nghiêm toạ lạc ở làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là trung tâm đào tạo tăng đồ trong suốt thời gian gần 8 thế kỷ hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem