Mỗi hộ gia đình sẽ phải nộp 1,3 triệu đồng nếu áp thuế tài sản

Phương Linh Thứ năm, ngày 13/12/2018 11:25 AM (GMT+7)
Với đề xuất áp thuế 0,4% với đất và nhà ở trên 700 triệu đồng được Bộ Tài chính đưa ra trước đó, nhóm chuyên gia kinh tế đã tính ra kết quả, mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sẽ phải nộp số thuế là hơn 1,3 triệu đồng/năm.
Bình luận 0

Kết quả trên được đưa ra tại hội thảo: “Khả năng áp dụng và tác động của Thuế Tài sản tại Việt Nam" ngày 12/12.

Ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, dựa trên đề xuất đánh thuế đất và nhà ở trên 700 triệu của Bộ Tài chính, VEPR và nhóm nghiên cứu đã tính toán sự tác động. Việc tính toán dựa trên khảo sát Mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2016 do Tổng cục Thống kê điều tra đối với 9.399 hộ gia đình trên cả nước.

Cụ thể, các phương án được đưa ra đánh giá là mức thuế 0,3% và 0,4% đối với các ngưỡng chịu thuế từ 700 triệu đồng, 1 tỷ đồng và 2 tỷ đồng. Trước đó, đề xuất của Bộ Tài chính có nêu phương án mức thuế 0,3-0,4% với ngưỡng chịu thuế 700 triệu-1 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu, hiện có nhiều nhà trị giá từ 2 tỷ đồng trở lên. Qua đó, nhóm nghiên cứu đề xuất thêm phương án này để có thêm kết quả so sánh.

Theo tính toán, đối với ngưỡng 700 triệu đồng, nếu thuế suất 0,3% thì mức thuế trung bình mỗi hộ phải nộp là 978.000 đồng mỗi năm (bao gồm cả thuế đất và nhà ở). Nếu áp thuế 0,4%, số tiền phải hộ phải bỏ ra hàng năm lên tới hơn 1,3 triệu đồng.

Nếu ngưỡng chịu thuế từ 1 tỷ đồng, mức thuế trung bình mỗi hộ gia đình phải nộp hàng năm từ 897.000 đồng tới khoảng 1,2 triệu. 

Với phương án cuối cùng là 2 tỷ đồng, các hộ gia đình chỉ phải bỏ ra 763.000 đồng mỗi năm (thuế 0,3%) và 1 triệu đồng (thuế 0,4%). Cả hai mức đóng trên đều thấp hơn các phương án trước đó.

img

Mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sẽ phải nộp số thuế là hơn 1,3 triệu đồng/năm nếu đánh thuế tài sản.

Qua đó, tiến sỹ Nguyễn Việt Cường (Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong), một thành viên của nhóm nghiên cứu cho rằng, phương án ngưỡng chịu thuế 2 tỷ đồng là hợp lý.

Cũng theo tính toán, không phương án nào làm gia tăng tỷ lệ hộ nghèo. Theo lý giải, đa phần hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ hoặc có tài sản giá trị thấp nên ít bị tác động.

Đánh giá về dự thảo Luật thuế tài sản, phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Sỹ Cường, Học Viện Tài chính cho rằng, hiện có 174/193 nước trên thế giới thực hiện thu thuế tài sản với nhiều tên gọi khác nhau. 

Mức đóng góp trung bình của thuế bất động sản tại các nước OEDC theo ông là khoảng 2,12% GDP mỗi năm. Tỷ lệ này với các nước đang phát triển là 0,6%. Trong khi ấy, tại Việt Nam, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện đóng góp rất thấp, chỉ 0,03 – 0,06% GDP mỗi năm.

Theo ông, không ai thích tăng thuế nhưng vấn đề là vì sao các nước lại thu được trong khi tại Việt Nam, dự thảo bị phản đối dữ dội. 

Ông lý giải, điểm mấu chốt là chi tiêu của các nước là minh bạch và từ đó tạo được sự đồng thuận từ người dân. 

Vị này thẳng thắn, ngay từ tên gọi Luật Thuế tài sản đã là sự mập mờ vì khái niệm tài sản rất rộng. Theo ông Cường, các nước thường ghi cụ thể và đối tượng là bất động sản, rất ít nước đánh thuế động sản.

Trong khi ấy, dự thảo của Việt Nam không chỉ đề cập tới thuế đất, nhà ở mà còn ô tô, du thuyền, máy bay trên 1,5 tỷ đồng. Vị này bày tỏ, đây là tham vọng không nên, thậm chí phi lý vì tàu, thuyền là những tài sản mất giá theo thời gian.

Cảnh báo: “Sớm hay muộn cũng phải đánh thuế tài sản”

Tiến sĩ Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) cho rằng, Quốc hội có thể trì hoãn việc đánh thuế tài sản hoặc các loại...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem