Mỹ bắt đầu phát triển tên lửa hành trình vũ trang hạt nhân mới

Thứ hai, ngày 05/07/2021 20:27 PM (GMT+7)
Các mẫu mới sẽ thay thế tên lửa hành trình loại cũ từng được sử dụng vào đầu những năm 1980 tại Mỹ.
Bình luận 0

Chính phủ Mỹ đã trao 2 tỷ USD cho Raytheon Technologies Corporation - một tập đoàn hàng không và quốc phòng – với nhiệm vụ phát triển và chế tạo tên lửa hành trình trang bị vũ khí hạt nhân.

"Tập đoàn Tên lửa Phòng không Raytheon tại Tucson, Arizona, đã được trao một hợp đồng trị giá khoảng 2 tỷ đô la nhằm phát triển kỹ thuật và sản xuất (EMD) cho Hệ thống Vũ khí Dự phòng Tầm xa (LRSO)," Bộ Quốc phòng cho biết trong một thông cáo báo chí vào ngày 2/7.

Theo hợp đồng, công ty sẽ sản xuất tên lửa hành trình vũ trang hạt nhân tầm xa (LRSO) mới được dự đoán có tầm bắn 1.500 dặm. Theo thông tin mà Bloomberg có được, Không quân Mỹ đang tìm cách mua tới 1.000 vũ khí LRSO để thay thế cho Tên lửa hành trình phóng trên không (ALCM) được đưa vào thực địa lần đầu tiên năm 1982.

Mỹ bắt đầu phát triển tên lửa hành trình vũ trang hạt nhân mới - Ảnh 1.

Mỹ bắt đầu phát triển tên lửa hành trình vũ trang hạt nhân mới. Ảnh: Sputniknews

Tên lửa LRSO được cho là có thể mang trên nhiều máy bay, bao gồm cả máy bay ném bom B-52 và B-21, theo các báo cáo gần đây. Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó tuyên bố rằng chương trình LRSO đang tìm cách phát triển một loại vũ khí có thể xâm nhập vào các hệ thống phòng không tích hợp để truy quét những mục tiêu chiến lược, với hy vọng rằng loại tên lửa này sẽ sớm được sử dụng trước khi ALCM nghỉ hưu vào khoảng năm 2030.

Đầu tháng 6, Washington đã trao hợp đồng trị giá 3,12 tỷ USD cho Raytheon để sản xuất hệ thống radar máy bay chiến đấu F-15. Vào tháng 5, công ty đã giành được hợp đồng 5 năm trị giá 275 triệu đô la để nâng cấp chương trình quản lý thông tin từ Hệ thống Dữ liệu và Thông tin Quan sát Trái đất của Mỹ.

Đáng chú ý, ngày 1/7, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng Washington lo ngại về việc Trung Quốc đang tăng tốc tích trữ kho vũ khí hạt nhân.

Trở lại năm 2019, chính quyền Trump từng cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) bằng cách triển khai một loại tên lửa hành trình mới, mặc dù Moscow đưa ra lời phủ nhận. Kết quả là, Washington đã rút lui khỏi hiệp ước cấm sử dụng các tên lửa có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.

Quyết định của Mỹ cũng gây rủi ro cho tương lai của tổ chức trung gian New START, vốn giới hạn Mỹ và Nga chỉ có 1.550 tên lửa hạt nhân mỗi bên. Tuy nhiên sau đó, Nga và Mỹ đã đồng ý gia hạn hiệp ước START mới thêm 5 năm mà không đàm phán lại bất kỳ điều khoản nào vào tháng 2/2021.

Lê Phương (Sputniknews)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem