Mỹ - Trung lại tranh luận tại Diễn đàn Kinh tế Toàn cầu

25/01/2020 06:00 GMT+7
Một tuần sau khi Mỹ và Trung Quốc tạm ngưng cuộc chiến thương mại, hai quốc gia này bắt đầu quy trách nhiệm khơi mào cuộc chiến cho nhau trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Toàn cầu.
Mỹ - Trung lại tranh luận tại Diễn đàn Kinh tế Toàn cầu - Ảnh 1.

Tổng thống Donald Trump lại chỉ trích Trung Quốc tại Diễn đàn Kinh tế Toàn cầu bất chấp thỏa thuận Mỹ Trung giai đoạn 1 vừa ký kết

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây phát biểu tại Davos cho rằng Trung Quốc đã đục khoét nền thương mại toàn cầu, và Mỹ là quốc gia tiên phong đối đầu với vấn đề này.

Vài giờ sau đó, Han Zheng, phó Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc và được nước này coi là người bảo vệ thực sự của trật tự thế giới phát biểu: “Dù một số quốc gia có động thái bảo vệ và bất hợp tác, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng các cơ hội theo hướng tốt hơn và sẽ không nối bước các quốc gia này để đi ngược lại xu hướng toàn cầu hóa.”

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, Trung Quốc đã đạt được lợi ích to lớn, đưa tác nhân thị trường vào nền kinh tế trong khi tiếp cận hiệu quả thị trường, công nghệ và tính chuyên gia từ bên ngoài.

Phần còn lại của thế giới coi WTO như tiền đề đưa Trung Quốc đến cánh cửa rộng mở của đầu tư nước ngoài và giảm bớt rào cản về thuế. Tuy nhiên, gần đây, nhiều chuyên gia nhận định một số lỗ hổng trong việc Trung Quốc gia nhập WTO. Nó không chỉ giúp Trung Quốc có được thị phần lớn với mệnh giá tiền thấp trong khi giữ phần lớn thị trường của mình trong nước. Điều khiến Mỹ và cá quốc gia cũng như doanh nghiệp phương Tây lo ngại, là việc Trung Quốc không thực sự thực hiện đúng các điều lệ của tổ chức WTO, bao gồm việc ép chuyển giao công nghệ.

Chính quyền của ông Trump cũng đồng thời chỉ ra rằng các biện pháp thương mại quốc gia có thể giúp giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO. Điều này cho thấy, thỏa thuận “bước đầu” đạt được vào tuần trước có thể sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng – nỗ lực đáng kể của Mỹ nhằm khôi phục cam kết từ phía Trung Quốc.

Nhận định tích cực cho rằng Trung Quốc sẽ thay đổi theo cách Mỹ mong muốn khi nước này gia nhập WTO và tiếp cận nền kinh tế cũng như thị trường theo hướng phương Tây hơn. Nhận định tiêu cực trái lại cho rằng sự hòa nhập giữa hai nền kinh tế Mỹ- Trung có thể sẽ không được hoàn thiện.

Trong chính quyền của ông Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin có cái nhìn lạc quan, ông cho rằng Trung Quốc có rất nhiều người tham vọng cải tổ, đây là những người sẽ chào đón sự can thiệp của Mỹ trong việc thu hẹp vai trò của chính Trung Quốc với nền kinh tế của họ.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal vào ngày thứ Ba tại Davos trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Toàn cầu, ông nói thêm rằng nền tảng của thỏa thuận là sự thay đổi toàn bộ cơ cấu. Đặc biệt, thỏa thuận bao gồm yêu cầu Trung Quốc ngăn chặn và trừng phạt nhóm đối tượng trộm các bí mật thương mại; cam kết không giảm giá trị mệnh giá tiền nước này vì lợi ích cạnh tranh; và giảm rào cản với sự đầu tư của Mỹ trong các ngành dịch vụ tài chính.

Quan trọng hơn cả, thỏa thuận này bao gồm cơ chế có lợi cho Mỹ. Trong cuộc đối thoại song phương, hai quốc gia này sẽ thông qua ba vòng thỏa thuận. Và nếu Mỹ không thỏa mãn, nước này có thể sẽ tái áp dụng mức thuế đánh vào Trung Quốc. Theo đó, nước này có thể sẽ không thể trả đũa hay thậm chí kêu gọi sự giúp đỡ từ WTO ngoại trừ việc rút khỏi thỏa thuận.

Thậm chí trước thỏa thuận vào tuần trước, Trung Quốc đã thể hiện động thái bất mãn bằng việc rút ngắn danh sách các lĩnh vực kinh tế, theo đó vốn đầu tư nước ngoài bị hạn chế để nới lỏng vốn sở hữu trong lĩnh vực sản xuất phương tiện.

Góc nhìn bi quan hơn dựa vào sự thất bại của thỏa thuận trong việc nêu ra những điểm quan ngại nhất của nền kinh tế Trung Quốc: sự thâm nhập mạnh mẽ của chính phủ, ép buộc chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp nhà nước, và tham vọng chi phối các ngành công nghiệp chiến lược. Đây là những vấn đề sẽ được bàn luận ở thỏa thuận thương mại giai đoạn 2.

Nhiều chuyên gia nghi ngờ khả năng Trung Quốc sẽ thực thi các điều khoản này bởi chúng là trung tâm của hệ thống tập trung nhà nước. Hệ quả sẽ là việc duy trì mức thuế và thậm chí tăng lên khi các yếu tố mới nổi lên.

Trong viễn cảnh bi quan, Trung Quốc sẽ mất một trong những lợi ích quan trọng nhất từ việc gia nhập WTO, là mối quan hệ ổn định với Mỹ. Mỹ giúp Trung Quốc tạo nên trạng thái thương mại vững vàng, quá trình này giúp Trung Quốc thu hút đầu tư của nước ngoài trong khi đòi hỏi bắt chuyển giao công nghệ và cách điều hành.

Thỏa thuận không thành công đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể quay trở về thời kì tiền WTO: trạng thái không chắc chắn. Hệ quả cũng đã được thể hiện ngay thời điểm này bằng việc nhiều công ty rút chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

Vân Anh
Cùng chuyên mục