G20 tranh cãi liên quan đến cuộc chiến Ukraine, Nga cáo buộc phương tây gây bất ổn

V.N (Theo TASS, NYT) Chủ nhật, ngày 26/02/2023 07:30 AM (GMT+7)
Nga lấy làm tiếc về việc các nước phương Tây tiếp tục gây bất ổn cho Nhóm 20 (G20) cũng như sử dụng nhóm này theo cách chống Nga - tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga hôm 25/2 cho biết. Cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 đã tranh cãi gay gắt liên quan đến chiến sự Ukraine.
Bình luận 0

Phát biểu trên được đưa ra sau khi cuộc họp đầu tiên năm 2023 của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 diễn ra tại Ấn Độ đã thông qua một tuyên bố chung loại trừ các điều khoản lên án hành động của Nga ở Ukraine.

G20 tranh cãi liên quan đến cuộc chiến Ukraine, Nga cáo buộc phương tây gây bất ổn - Ảnh 1.

Hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 tại Ấn Độ. Ảnh: AP.

"Chúng tôi lấy làm tiếc rằng hoạt động của "Nhóm 20" tiếp tục bị phương Tây gây bất ổn và được sử dụng theo cách chống Nga" - Bộ Ngoại giao Nga nói và hối thúc phương Tây xây dựng quan hệ bình đẳng với các trung tâm quyền lực mới.

"Chúng tôi đang kêu gọi tập thể phương Tây từ bỏ quá trình phá hoại của mình càng sớm càng tốt, để hiểu thực tế khách quan của một thế giới đa cực và bắt đầu xây dựng mối quan hệ bình thường với các trung tâm quyền lực mới trên trường quốc tế, chẳng hạn như Nga, dựa trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc gia" - phía Nga nói.

Tại hội nghị G20, các nhà lãnh đạo tài chính đã  thông qua tuyên bố chung trong đó không lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, do đại diện Nga và Trung Quốc không tán thành khoản 3 và 4 lên án hành động của Nga ở Ukraine

Tất cả các Bộ trưởng Tài chính G20 và Thống đốc Ngân hàng Trung ương đã đồng ý với đoạn 1, 2 và đoạn 5 đến 17 cùng với Phụ lục 1 và 2 trong tuyên bố chung.

Đoạn 3 và 4 lên án hành động của Nga ở Ukraine, tuy nhiên, chúng không được đại diện của Nga và Trung Quốc tán thành. 

Ví dụ, đoạn về tình hình ở Ukraine lưu ý rằng phần lớn các quan chức lên án "bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất" hành động của Nga ở Ukraine, đồng thời nói thêm rằng cuộc khủng hoảng Ukraine tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Tài liệu chỉ ra rằng "đã có những quan điểm khác và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt." "Thừa nhận rằng G20 không phải là diễn đàn để giải quyết các vấn đề an ninh, chúng tôi thừa nhận rằng các vấn đề an ninh có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu" - đó là nội dung đoạn không được tán thành.

Ấn Độ, nước chủ nhà, cũng thể hiện rõ sự trung dung trong vấn đề Ukraine. Thủ tướng Ấn Độ Modi phát biểu tại hội nghị rằng có những mối đe dọa bất ổn địa chính trị ở nhiều khu vực với kinh tế toàn cầu nhưng không nhắc đến tên Nga.

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng: “Sử dụng công khai đe dọa và độc tài, đưa ra những cách giải thích vô lý về tình hình ở Ukraine, phương Tây một lần nữa làm suy yếu sự chấp thuận của các quyết định tập thể”.

Theo tờ New York TImes, các nền kinh tế lớn của thế giới đang chia rẽ sâu sắc hơn, đe dọa đến sự phục hồi mong manh bằng việc làm gián đoạn chuỗi cung cấp thực phẩm và năng lượng, làm sao nhãng các kế hoạch chống đói nghèo và tái cấu trúc nợ ở các nước nghèo. 

Giới quan sát cho rằng, sự phản đối việc lên án Nga là do lo ngại về việc Mỹ sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để cô lập một thành viên của Nhóm 20.

NYT dẫn lời Eswar Prasad, giáo sư chính sách thương mại tại Đại học Cornell, người đã nói chuyện với cả các quan chức Mỹ và Ấn Độ, cho biết: “Việc Mỹ rõ ràng có quá nhiều quyền lực để hành động chống lại một đối thủ địa chính trị là một mối lo ngại đáng kể. Rõ ràng là có sự chia rẽ của G20”.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem