Ngân hàng Thế giới: “Tăng trưởng kinh tế thế giới chậm rõ rệt, nguy cơ để lại vết sẹo lâu dài”

26/02/2022 08:31 GMT+7
Ngân hàng Thế giới đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ, khu vực đồng Euro và Trung Quốc, đồng thời cảnh báo rằng mức nợ cao, bất bình đẳng thu nhập gia tăng và các biến thể COVID-19 mới đã và đang đe dọa sự phục hồi ở các nền kinh tế đang phát triển.

Tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ giảm tốc "rõ rệt" xuống 4,1% vào năm 2022 từ 5,5% vào năm ngoái và giảm thêm xuống 3,2% vào năm 2023 khi các khó khăn chồng chất, trong khi đó các chính phủ rút bớt hỗ trợ tài chính và tiền tệ lại rơi vào khủng hoảng, lạm phát nghiêm trọng.

Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo rằng lạm phát kéo dài hơn, các vấn đề về chuỗi cung ứng và lực lượng lao động đang diễn ra và các biến thể COVID-19 mới có khả năng làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới.

Ngân hàng Thế giới: "Tăng trưởng thế giới chậm lại rõ rệt nguy cơ để lại vết sẹo lâu dài". Ảnh: @AFP.

Ngân hàng Thế giới: "Tăng trưởng thế giới chậm lại rõ rệt nguy cơ để lại vết sẹo lâu dài". Ảnh: @AFP.

Ayhan Kose, giám đốc nhóm Triển vọng của Ngân hàng Thế giới nói với hãng thông tấn Reuters trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Có một sự chậm lại rõ rệt đang diễn ra. Hỗ trợ chính sách tài chính, nguồn vốn đang bị rút lại và có vô số rủi ro ở phía trước".

Kose cho biết, sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron cho thấy sự gián đoạn tiếp tục do đại dịch gây ra và cho biết, sự gia tăng gánh nặng từ các hệ thống chăm sóc y tế sức khỏe có thể làm giảm liên tục tỷ lệ phần trăm ở mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với dự báo ban đầu.

Ông cũng nhận định thêm rằng, đại dịch đã làm gia tăng tỷ lệ tăng trưởng chênh lệch giữa các nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển, điều này có thể làm gia tăng căng thẳng xã hội và bất ổn. Ông cho biết rủi ro của một "cuộc hạ cánh khó khăn" đối với các nước đang phát triển đang gia tăng do các lựa chọn hạn chế của họ để cung cấp hỗ trợ tài chính khi cần thiết, áp lực lạm phát dai dẳng và lỗ hổng tài chính đang gia tăng theo từng ngày.

Báo cáo dự báo tăng trưởng ở các nền kinh tế tiên tiến được dự báo giảm xuống 3,8% vào năm 2022 từ 5% năm 2021 và giảm tiếp xuống 2,3% vào năm 2023, nhưng cho biết sản lượng và đầu tư ở nền kinh tế này sẽ vẫn sớm quay trở lại như xu hướng trước đại dịch vào cuối năm 2023.

Ngân hàng Thế giới cũng đã cắt giảm mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ xuống thấp hơn là 3,7% vào năm 2022 và 2,6% vào năm 2023. Tăng trưởng GDP Nhật Bản đạt 1,7% vào năm 2021, và dự kiến đạt mức 1,2% vào năm 2022. GDP Trung Quốc tăng 8% vào năm 2021, ít hơn khoảng 0,5 điểm % so với dự báo trước đó, với mức tăng trưởng chậm lại 5,1% vào năm 2022 và 5,2% vào năm 2023. 

Đại dịch đã làm gia tăng tỷ lệ tăng trưởng chênh lệch giữa các nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển. Ảnh: @AFP.

Đại dịch đã làm gia tăng tỷ lệ tăng trưởng chênh lệch giữa các nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển. Ảnh: @AFP.

Các nền kinh tế mong manh và bị ảnh hưởng bởi xung đột sẽ có mức tăng trưởng vẫn thấp hơn 7,5% so với xu hướng trước đại dịch, trong khi các quốc đảo nhỏ bị rung chuyển bởi sự sụp đổ của ngành du lịch với mức tăng trưởng sẽ thấp hơn 8,5%.

Ngân hàng cũng lưu ý rằng, tình trạng lạm phát gia tăng đặc biệt ảnh hưởng nặng nề đến người lao động có thu nhập thấp, đồng thời lãi suất tăng gây ra thêm rủi ro và có thể làm suy yếu thêm các dự báo tăng trưởng, đặc biệt nếu Hoa Kỳ và các nền kinh tế lớn khác bắt đầu tăng lãi suất sớm hơn nhiều so với dự kiến trong năm nay.

Ông cho biết, đại dịch cũng đã đẩy tổng nợ toàn cầu lên mức cao nhất trong nửa thế kỷ qua và cần có những nỗ lực phối hợp để đẩy nhanh nỗ lực tái cơ cấu nợ cho các quốc gia đang gặp khó khăn về nợ. Trong khi đó, đại dịch cũng đã làm gia tăng mạnh mẽ bất bình đẳng toàn cầu về thu nhập, chăm sóc sức khỏe, tăng trưởng kinh tế và quy mô mất việc làm, khiến phụ nữ và lao động có tay nghề thấp và phi chính thức bị ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều. Chung quy lại, "Xu hướng này có khả năng để lại những vết sẹo lâu dài", Kose nói.

Huỳnh Dũng  -Theo Zeebiz

Huỳnh Dũng
Cùng chuyên mục