Ngân hàng Xây dựng Việt Nam hoạt động ra sao trước khi 3 lãnh đạo chóp bu bị bắt?

Thứ tư, ngày 30/07/2014 12:31 PM (GMT+7)
Ngân hàng TMCP Xây dựng tiền thân là Ngân hàng Đại Tín (Trustbank) - một ngân hàng có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, vừa đáp ứng đủ mức sàn (vốn tối thiểu) mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu với các NHTM trong hệ thống. Ngân hàng này thuộc diện yếu kém, và phải tái cơ cấu bắt buộc theo cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Bình luận 0
Sau khi đổi tên, vốn điều lệ của VNCB đã được tăng lên 7.500 tỷ đồng kể từ ngày 26.12.2013, tương đương mức 250% so với vốn điều lệ cũ.

img
Ông Phạm Công Danh (mặc áo vest, đứng giữa) lúc còn làm Tổng Giám đốc tại Tập đoàn Thiên Thanh (Ảnh: website Thiên Thanh)


Theo kế hoạch, ngoài tăng vốn thì năm 2013, tổng tài sản của VNCB dự kiến đạt 42.000 tỷ đồng. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại (gần kết thúc quý I/2014), trên website của VNCB vẫn chưa công bố Báo cáo tài chính 2012 và 2013. Đồng thời, do ngân hàng chưa công bố BCTC nên các thông tin cơ bản về tăng trưởng tín dụng và cơ cấu tín dụng cho vay của VNCB đều ít được biết đến.

Việc ra đời của VNCB không thể không nhắc đến Thiên Thanh - Tập đoàn đã mua tới 9,67% vốn của Trustbank và trở thành cổ đông lớn của VNCB. Đây cũng là cổ đông doanh nghiệp ngoài quốc doanh duy nhất của ngân hàng này.

Ông Phạm Công Danh - Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh, đã được bầu là Chủ tịch HĐQT VNCB khi ngân hàng này được đổi tên năm 2013. Thực tế, ông Phạm Công Danh cũng là ông chủ thật sự của Thiên Thanh, khi nắm phần lớn cổ phần tại tập đoàn này.

Trong số 84,04% vốn Trustbank đã được bán trước khi tái cơ cấu thì danh tính các cổ đông cá nhân sở hữu 74,37% còn lại không được công bố.

Thông tin ngày 29.7 từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, ngày 28.7, để bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và đúng pháp luật của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Hội đồng quản trị VNCB đã có các Quyết định miễn nhiệm các đối tượng trên và đồng thời thống nhất bầu, bổ nhiệm nhân sự thay thế.

VNCB tiền thân là Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank), từ năm 2012 cho đến nay, ngân hàng này hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của Tổ Giám sát do NHNN Việt Nam thành lập.

NHNN khẳng định, sự việc trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của VNCB.

 

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012 được tổ chức hồi năm ngoái cũng tại Hội trường Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, số 302, Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP.HCM.

Kể từ lúc nắm VNCB và đóng vai trò cốt lõi trong việc tăng vốn, tái cơ cấu ngân hàng này, Thiên Thanh có dấu ấn rất rõ rệt trong các hoạt động của VNCB, dù chưa thể kiểm nghiệm hiệu quả của các hoạt động này.

Hồi đầu năm nay (tháng 3.2014), VNCB đã công bố “gói 50.000 tỷ đồng” liên kết bốn nhà để "giải cứu" bất động sản, trong đó Tập đoàn Thiên Thanh, đối tác chiến lược của VNCB tham gia với vai trò nhà tổ chức, cung cấp vật liệu xây dựng trong hầu hết các dự án.

Sau thông tin này, nhiều nhà băng có tên trong chuỗi liên kết đều tỏ ra khá bất ngờ và “không hiểu sao mình có tên”, và nhiều người không hiểu 50.000 tỷ đồng là con số ở đâu ra.

Để cụ thể hóa chương trình này, hồi tháng 5, Tập đoàn Thiên Thanh và VNCB đã tổ chức Hội nghị khách hàng với sản phẩm “Tài trợ xây/sửa chữa nhà trả ở trả chậm” nhằm triển khai ứng dụng, hiện thực hóa mô hình chuỗi liên kết 4 nhà. Theo công bố của hai đơn vị này, chương trình dự kiến cung ứng 10.000 tỷ đồng tín dụng từ VNCB và các Ngân hàng thương mại đối tác để cho vay các khách hàng trong chuỗi liên kết mà Thiên Thanh đóng vai nhà tổ chức.

Vài tháng sau, VNCB đã tham gia trong số 8 ngân hàng là BIDV, Agribank, VietinBank, Vietcombank, VNCB, SHB, LienVietPost Bank và MHB ký kết triển khai sản phẩm liên kết bốn nhà. Ở đây, BIDV mới là nhà băng đóng vai trò đầu mối.

Có vẻ như, các sản phẩm chuyên biệt gắn với vai trò tổ chức của Thiên Thanh chính là định hướng hoạt động cốt lõi của VNCB trong năm nay. Ngày 28.6, tại Hội nghị nội bộ triển khai kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm 2014,VNCB nhấn mạnh về tiến trình tái cơ cấu, nhằm ổn định và tăng trưởng nguồn vốn huy động, đảm bảo đáp ứng vốn cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng, phục vụ phát triển các sản phẩm đặc thù. Trên cơ sở đó, thúc đẩy xử lý nợ xấu, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Cùng bị khởi tố, bắt tạm giam với ông Phạm Công Danh trong vụ án "Cố ý làm trái" tại Tập đoàn Thiên Thanh còn có ông Phan Thành Mai và ông Mai Hữu Khương. Cả hai người này đều đóng vai trò quan trọng tại VNCB.
Ngoài ra, ông Mai và ông Khương cũng là Thành viên HĐQT của Chứng khoán Đại Việt (DVSC), trong đó, ông Khương đang là Chủ tịch tại công ty này.
 
Những ai đang làm chủ Ngân hàng Xây dựng VNCB?
 
Theo thông tin cập nhật từ ngày 31.5.2013, Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam gồm 551 cổ đông, trong đó:

Cổ đông pháp nhân: gồm 6 cổ đông

- Khối Văn phòng nhà nước: 3

-  Tổ chức tín dụng nhà nước: 1 (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)

-  Doanh nghiệp nhà nước: 1 (Công ty lương thực - Long An)

-  Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1 (Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh)

Cổ đông thể nhân: gồm 545 cổ đông.
(Theo Dân trí)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem