Ngành hộ lý Nhật Bản: Đầy nhân văn nhưng cũng nhiều thách thức

PV Thứ ba, ngày 24/08/2021 08:16 AM (GMT+7)
Hiện nay, ngành hộ lý Nhật Bản được nhắc tới nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng một cách tích cực như mức lương cao, cơ hội xin visa vĩnh trú... Trong thực tế, người lao động Việt Nam đã lựa chọn ngành nghề hộ lý không chỉ bởi những lợi ích cho bản thân mà còn vì tính nhân văn rất cao của nghề này.
Bình luận 0

Ngành hộ lý Nhật Bản: Đầy nhân văn nhưng cũng nhiều thách thức

Hiện nay, ngành hộ lý Nhật Bản được nhắc tới nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng một cách tích cực như có nhu cầu lớn, mức lương cao, cơ hội xin visa vĩnh trú...  Trong thực tế, người lao động Việt Nam đã lựa chọn ngành nghề này không chỉ bởi những lợi ích cho bản thân mà còn vì tính nhân văn rất cao của nghề hộ lý

Công việc nhân văn của những trái tim nhiệt thành

Nghề hộ lý viên là một nghề hết sức đặc biệt vì khách hàng được phục vụ là những người cao tuổi ngày một yếu đi về cả thể chất và tâm thần. Chính vì vậy các hộ lý viên luôn sẵn lòng bỏ rất nhiều tâm sức tình cảm để chăm sóc họ, giúp người cao tuổi có thêm niềm vui ở tuổi xế chiều.

Hộ lý viên ở Nhật Bản thường được gọi tiếng Nhật là kaigo. Công việc của một kaigo là hỗ trợ người cao tuổi ở các bệnh viện hoặc viện dưỡng lão trong các sinh hoạt hàng ngày. Các sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, thể dục,... đều do các hộ lý hỗ trợ trực tiếp và các phương tiện hỗ trợ thông minh và hiện đại. 

Ngành hộ lý Nhật Bản: Đầy nhân văn nhưng cũng nhiều thách thức - Ảnh 1.

Bên cạnh việc hỗ trợ sinh hoạt thường ngày, Kaigo còn chính là những người chăm sóc tinh thần cho các cụ. Tục ngữ có câu "một cụ già bằng ba trẻ nhỏ" nên các kaigo luôn rất kiên nhẫn, tận tâm để hiểu nếp sinh hoạt cũng như chia sẻ tâm sự để giúp tinh thần các cụ tốt hơn. Chính vì vậy, làm công việc kiago đầy nhân ái cần đặt cả tình cảm vào công việc, để thấy những người được mình chăm sóc ăn được, ngủ được, vui vẻ sống là một niềm hạnh phúc thật lớn lao.

Sự thử thách của ý chí và con tim

Không có công việc nhàn hạ nhất, cũng không có công việc khó khăn nhất. Sự khó khăn, vất vả thì nghề nào cũng có nhưng nghị lực, sự cố gắng chính là động lực giúp mọi người vượt qua khó khăn và gắn bó với công việc.

Công việc của một kaigo bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối, ca đêm sẽ phụ thuộc vào lịch đăng ký trông đêm. Một kaigo sẽ phụ trách nhiều bệnh nhân, người cao tuổi mỗi ngày tùy theo sự phân công của viện. Đối với những người cao tuổi khỏe mạnh có thể tự sinh hoạt thì các kaigo chỉ cần hỗ trợ đơn giản nhẹ nhàng. Nhưng đối với những người cao tuổi bị liệt hoặc các cụ có sức khỏe yếu thì các hộ lý sẽ trở thành người chăm sóc toàn diện từ ăn uống, tắm rửa, thay bỉm, đôi khi là chuyển các cụ đi cấp cứu...

Ngành hộ lý Nhật Bản: Đầy nhân văn nhưng cũng nhiều thách thức - Ảnh 2.

Một hộ lý không chỉ cần một sức khỏe tốt mà còn cần một tâm lý vững vàng và một trái tim đầy nhiệt huyết. Nhiều hộ lý phải chịu nghe sự mắng mỏ, hờn dỗi không hợp tác. Mỗi khi như vậy, hộ lý lại ngồi kiên nhẫn dỗ dành, lắng nghe bệnh nhân của mình thể hiện sự cảm thông để rồi được thấy khuôn mặt vui vẻ, thoải mái trở lại của các cụ là một niềm phấn khởi lớn lao khẳng định thêm sự thành công trong công việc của một người hộ lý.

Nghề hộ lý được nhiều hơn mất!

Đền đáp cho những trái tim nhiệt thành chính là những đồng lương xứng đáng với công sức các hộ lý đã bỏ ra, những mức thu nhập có thể lên đến 600 triệu đến 1 tỷ sau 3 năm làm việc. Cùng với đó, các kaigo liên tục được đào tạo nâng cao chuyên môn, tác phong sinh hoạt và làm việc, tiếng Nhật giao tiếp tốt hơn hẳn các ngành thực tập kỹ năng khác vì làm việc trong môi trường giao tiếp rất nhiều.

Đặc biệt, con đường làm việc trong tương lai cũng sẽ rộng mở hơn khi người tham gia có thể xin gia hạn 2 năm hoặc tham gia chương trình kỹ năng đặc định 5 năm. Nếu lựa chọn trở về quê hương, các hộ lý có thể dùng kinh nghiệm, chuyên môn để xin việc trong các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe. Nhiều hộ lý sau khi làm việc tại Nhật trở về nước đã tự mở trung tâm chăm sóc người cao tuổi, trung tâm tiếng Nhật, giới thiệu việc làm tại Nhật Bản hoặc làm việc tự do liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, người tàn tật.

Ngành hộ lý Nhật Bản: Đầy nhân văn nhưng cũng nhiều thách thức - Ảnh 3.

Như vậy, câu hỏi "Tại sao nghề Kaigo – Hộ lý vất vả nhưng vẫn được chọn lựa nhiều?" đã được trả lời rất rõ ràng. Để biết thêm những thông tin chi tiết, độc giả có thể liên hệ đến Công ty Cổ phần Nhân lực và Dịch vụ Á Châu Amasco (văn phòng tiếp nhận tại 646 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội / Hotline: 0972002268). 

Amasco là đơn vị đã có nhiều năm thực hiện các chương trình đưa thực tập sinh kỹ năng hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản, có đầy đủ giấy phép hoạt động, tư vấn tận tâm và chính xác, đào tạo tiếng Nhật uy tín, chăm sóc thực tập sinh liên tục trong suốt thời gian thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản. Amasco cũng đang hợp tác với những nghiệp đoàn, viện tiếp nhận có bề dày hoạt động thành công và có uy tín hàng đầu tại Nhật Bản.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem