Thứ sáu, 26/04/2024

Người vay mua nhà vẫn "chóng mặt" vì lãi suất neo cao

25/03/2023 7:00 PM (GMT+7)

Nhiều người mua nhà đã khấp khởi kỳ vọng trước những thông tin lãi suất ngân hàng hạ nhiệt liên tục được đưa ra. Tuy nhiên, với mức lãi suất cũ lên tới 15 - 17,5%/năm, việc điều chỉnh giảm bình quân 0,5 - 3%/năm thời gian qua được đánh giá “chẳng đáng là bao”.

Đầu tháng 3/2023, sau khi tìm hiểu một căn hộ ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) được chủ nhà rao bán cắt lỗ 500 triệu đồng so với giá gốc, anh Ngô Hoàng Tùng "rải" hồ sơ tại 8 ngân hàng để tìm cơ hội vay 2 tỷ đồng. Không còn quá khó khăn trong khâu thủ tục, nhưng mức lãi suất vẫn khiến anh bị “choáng”.

“Vỡ mộng” lãi suất thấp

Anh Tùng kể, trong 8 ngân hàng, mức lãi suất 5%/năm tại PVcomBank khiến anh tưởng như “chết đuối vớ được cọc” nhưng rồi lại thất vọng cùng cực bởi chỉ áp dụng cho 6 tháng vay đầu tiên, sau khi hết thời hạn ưu đãi, lãi suất cho vay sẽ cố định là 12%/năm.

Tại MSB cũng tương tự. Mức lãi suất vay mua nhà chỉ từ 4,99%/năm là vô cùng hấp dẫn, tuy nhiên chỉ cố định trong 3 tháng đầu, áp dụng với các khoản vay có thời hạn hơn 24 tháng. Từ tháng thứ 4, lãi suất cho vay sẽ được thả nổi theo thị trường.

“Kể từ đầu tháng 3, dồn dập những thông tin lãi suất hạ nhiệt được tung ra, nhưng hạ ở đâu thì chưa thấy, ít nhất là với người vay mua nhà. Ở cả 8 ngân hàng mà tôi tìm hiểu, lãi suất vẫn neo ở mức 12-13,5% (sau ưu đãi), giảm chẳng đáng là bao so với mức đỉnh”, anh Tùng chia sẻ.

Người vay mua nhà vẫn "chóng mặt" vì lãi suất neo cao - Ảnh 1.

Người mua nhà vẫn gặp muôn vàn khó khăn vì lãi suất giảm nhỏ giọt.

Không chỉ với những người vay mới, khó khăn cũng đang chồng chất với những người vay cũ. Đơn cử như trường hợp của anh Trần Thế Khải (quận Thanh Xuân) với khoản vay mua nhà tại một ngân hàng thương mại có lãi suất cố định 8,3%/năm trong 2 năm đầu...

Cuối năm 2022, sau khi hết ưu đãi, lãi suất phải trả của khoản vay tăng lên mức 10,9% và đến nay là 12%/năm. Dù có kiến thức cơ bản về tài chính và cũng đã tìm hiểu kỹ hợp đồng, song anh Khải vẫn khá bất ngờ khi lãi suất tăng quá nhanh chỉ trong thời gian ngắn.

Bất ngờ là bởi, theo anh Khải, với mức lãi suất huy động 12 tháng của ngân hàng đang duy trì 7,4%/năm, sau khi cộng thêm biên độ lãi suất sau ưu đãi 3,5%, thì lãi suất thả nổi phải giữ mức 10,9%/năm.

“Khi thắc mắc, ngân hàng giải thích mức trên được áp dụng theo lãi suất tối thiểu đối với các khoản vay mua nhà đang áp dụng là 12%/năm. Mở lại hợp đồng thì cũng có phần chú thích quy định lãi suất thả nổi sẽ bằng lãi suất huy động cộng biên độ 3,5%, nhưng không được thấp hơn lãi suất tối thiểu trong từng thời kỳ. Đúng là khốn khổ”, anh Khải bức xúc nói.

Bao giờ lãi suất giảm?

Khảo sát cho thấy, so với cách đây hơn 2 năm, lãi vay mua nhà chỉ dao động ở mức 7 - 8%/năm, thì nay các ngân hàng điều chỉnh lên khoảng 12%/năm, nhiều nhà băng vẫn neo ở mức 15 - 16%, cao gấp 2 - 2,5 lần. Mặt bằng lãi suất cho vay trung bình hiện tại vào khoảng 12 - 14%/năm.

Đặc biệt, với các ngân hàng tư nhân, khách vay mua nhà khi hết giai đoạn ưu đãi đã nhận thông báo lãi suất mới lên khoảng 14 - 15%/năm. Ngân hàng nước ngoài hiện cũng có mức lãi vay ngất ngưởng. Chưa kể các “phụ phí” khác như bảo hiểm, chi phí đáo hạn… tổng cộng thêm khoảng 2-3%/năm.

Kể từ đầu năm đến nay, các ngân hàng thương mại liên tiếp giảm lãi suất huy động, riêng trong tháng 2 đã đồng thuận hạ suất tiền gửi từ 0,2-0,5%/năm đối với kỳ hạn 6 - 12 tháng. "Làn sóng” giảm lãi suất huy động kéo theo kỳ vọng giảm lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mặt bằng lãi suất năm 2023 đang được Ngân hàng Nhà nước cố gắng kiềm chế nhưng vẫn sẽ ở mức cao so với giai đoạn “dễ thở” 2016 - 2021. Nguồn vốn cũng được ưu tiên cho sản xuất, còn bất động sản vẫn bị kiểm soát chặt chẽ.

Ngay cả với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho vay phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp, các doanh nghiệp đạt yêu cầu cũng chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn từ 1,5 - 2,0% so với lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, dự báo lãi tiết kiệm hạ nhiệt có thể kéo theo lãi cho vay giảm. Tuy nhiên, mức giảm bao nhiêu thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

Ở trong nước, áp lực lạm phát tăng khi giá xăng, giá điện và nhiều chi phí tiêu dùng khác vẫn tiếp tục đi lên. Vì vậy, để lãi suất cho vay mua nhà hạ nhiệt, giảm về mức trên dưới 10% có thể sẽ cần thêm thời gian, ít nhất là phải chờ sang nửa cuối năm 2023.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế - vĩ mô, giảng viên Trường đại học Kinh tế Quốc dân, nhận định lãi suất của Việt Nam đang ở mức đỉnh nhiều năm và sẽ trên đà đi xuống, song giảm nhanh hay chậm phụ thuộc quan điểm của nhà điều hành chính sách.

Với những người mua nhà có nhu cầu vay vốn trong năm 2023, chuyên gia khuyến cáo có thể quan sát thêm trong 2 quý đầu và nắm bắt cơ hội trong 2 quý cuối năm. Có thể từ tháng 5, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dừng tăng lãi suất, lãi suất cho vay trong nước cũng bắt đầu giảm.

Có thể thấy hầu hết dự báo đều kỳ vọng lãi suất có thể được điều chỉnh giảm mở ra cơ hội cho những người vay mua nhà. Tuy nhiên, trước những biến động vẫn đang hiện hữu, các chuyên gia khuyến cáo người mua nhà nên cân nhắc kỹ về tỷ trọng vốn vay.

Tỷ lệ an toàn của vay mua nhà là các khoản thanh toán không quá 40% thu nhập hàng tháng. Với nhà đầu tư, đây là thời điểm thích hợp cho cuộc đua đường dài, tuyệt đối không dùng đòn bẩy tài chính.

Theo VnBusiness

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào 2/5 tới.

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

Tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của HD Saison đạt 17.593 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng đạt 16.086 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn (CAR) tỷ lệ an toàn vốn cuối năm 2023 là 22,5%, cao hơn 13,5% so với quy định tối thiểu 9,0% của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Dương Công Minh chia sẻ nguồn cơn mà facebook "Thang Dang" nói xấu mình

Ông Dương Công Minh chia sẻ nguồn cơn mà facebook "Thang Dang" nói xấu mình

Ông Dương Công Minh – Chủ tịch Sacombank chia sẻ: "Khi Sacombank cho Bamboo vay tiền, tôi phải làm cố vấn cho khoản tín dụng của Bamboo không mất vốn. Khi đó, ông Thắng có đòi 200 tỷ đồng cho cá nhân, nhưng sau đó ông Thắng nghỉ trước khi nhà đầu tư mới vào đầu tư. Tôi có đề nghị ông Thắng làm việc với đối tác mớI".

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.