Nguyên nhân gây ra sự kháng cự của giá cổ phiếu
Kháng cự trong phân tích kỹ thuật
Trong quá trình đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư đã quá quen với những thuật ngữ kháng cự, hỗ trợ. Và việc một cổ phiếu thường xuyên gặp áp lực giảm điểm khi tiến tới một vùng giá nào đó cũng được nhà đầu tư xem là điều bình thường.
Thuật ngữ kháng cự, hỗ trợ thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Mức kháng cự trong phân tích kỹ thuật là mức giá mà một cổ phiếu đang tăng giá dường như không thể vượt qua. Một khi cổ phiếu đạt đến mức kháng cự, cổ phiếu thường chững lại và đảo chiều. Mức kháng cự được gây ra bởi việc bán nhiều lấn át lực mua và thường xảy ra ở các mức giá kháng cự cụ thể.
Kháng cự trên thị trường chứng khoán là hiện tượng mà việc bán ở một mức giá nhất định ngăn không cho cổ phiếu vượt quá mức giá đó. Thông thường, các nhà đầu tư thường dựa vào mức kháng cự để ra các quyết định mua và bán.
Đối với vị thế mua, kháng cự gần nhất được xem là mức giá mục tiêu mà nhà đầu tư hướng tới. Dựa trên tỉ lệ lợi nhuận/rủi ro, nhà đầu tư sẽ ra quyết định có nên mua cổ phiếu đó hay không. Và khi một cổ phiếu vượt kháng cự với thanh khoản thuyết phục, cũng tạo một điểm mua lý tưởng. Đối với vị thế bán, nhà đầu tư thường quan sát khi cổ phiếu tiến đến gần vùng kháng cự, sẽ có xu hướng bán cổ phiếu để chốt lời.
Mức kháng cự của cổ phiếu thường được vẽ dựa trên việc nối 2 đỉnh gần nhất. Đường có thể dốc lên, dốc xuống hoặc nằm ngang, nhưng bất kể góc độ nào, bạn sẽ thấy mỗi khi một cổ phiếu tiếp cận nó, nó sẽ đảo chiều như thế nào.
Thiết lập mục tiêu giá
Một số nhà đầu tư đặt mục tiêu giá dựa trên mục tiêu lợi nhuận. Ví dụ: Một quỹ có thể quyết định bán một cổ phiếu khi nó tăng 20% hoặc khi nó đạt đến một mức giá cụ thể. Nếu đủ nhà đầu tư quyết định bán ở cùng một mức giá, việc bán tập thể của họ sẽ gây ra sự phản kháng. Tương tự, nếu có đủ nhà đầu tư quyết định mua khi cổ phiếu đã giảm một lượng nhất định, thì những giao dịch đó đương nhiên có thể dẫn đến hỗ trợ giá.
Các nhà phân tích và cố vấn tài chính đôi khi chia sẻ hoặc công khai các mục tiêu giá cho một cổ phiếu dựa trên các yếu tố như thu nhập kỳ vọng, tiềm năng cổ tức trong tương lai và so sánh với các cổ phiếu khác trong cùng ngành. Những điều này có thể ảnh hưởng một cách tự nhiên đến hành vi của nhà đầu tư và giúp thiết lập các mức hỗ trợ và kháng cự trong sự dịch chuyển giá cổ phiếu.
Cổ phiếu phổ thông cũng giống như bất kỳ một loại hàng hóa nào khác và nhà đầu tư cần bán cổ phiếu của mình khi có lãi. Theo chia sẻ của huyền thoại đầu tư William J. O'Nei, cách tốt nhất để bán cổ phiếu là khi nó đang trên đà tăng trưởng về giá. Trong khi nó vẫn đang lên giá và khả năng sẽ tăng đối với mọi người.
Bằng cách này, nhà đầu tư sẽ không sa vào những đợt điều chỉnh mạnh từ 20-40% có thể giáng xuống những cổ phiếu dẫn dắt thị trường. Đồng thời, giảm bớt áp lực cho danh mục đầu tư. “Bạn sẽ không bao giờ bán được ở đỉnh giá chính xác, do vậy đừng tự giày vò mình nếu cổ phiếu của bạn tiếp tục lên cao hơn nữa sau khi bị bán ra”, ông William J. O'Nei viết.
Mục đích cơ bản của quá trình đầu tư là thu được lợi nhuận. Để giữ lại những khoản lợi nhuận đáng quý đó, nhà đầu tư cần bán ra để thu hoạch chúng. Tuy nhiên, đâu là thời điểm thích hợp để thu hoạch?
Ông Bernard Baruch, một trong những huyền thoại xây dựng cả một sản nghiệp trên thị trường chứng khoán từng nói: “Tôi luôn bán cổ phiếu khi nó vẫn đang lên giá. Và đó là một trong những lý do giúp tôi giữ được tài sản của mình. Nhiều lần tôi đã có thể kiếm được nhiều hơn nếu giữ lại cổ phiếu. Nhưng tôi có thể bị cuốn vào vòng xoáy khi giá cổ phiếu sụt giảm”.