Thứ bảy, 01/06/2024

Nhiều ông lớn Việt nhảy vào sân chơi thương mại điện tử

10/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm nay, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới.


Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, từ mua sắm truyền thống sang trực tuyến. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong bối cảnh mới, các đại gia Việt đã nhanh nhạy tận dụng cơ hội đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… để phát triển thị trường.

Chính vì thế, bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng như Lazada, Tiki, Sendo, Shopee…, gần đây thị trường thương mại điện tử (TMĐT) liên tục đón nhận nhiều cái tên mới.


Nhiều ông lớn Việt nhảy vào sân chơi thương mại điện tử - Ảnh 1.

Người dân mua sắm trực tuyến ngày càng nhiều hơn. Trong ảnh: Nhân viên một sàn thương mại điện tử đang soạn hàng cho khách. Ảnh: TH

Trải nghiệm “ẩm thực trên mây”

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) mới đây đã bất ngờ công bố ra mắt sàn TMĐT có tên Vnamall. Hãng này tự tin cho biết với ưu thế là sàn của một hãng hàng không, Vnamall sẽ mang đến những sản phẩm đậm dấu ấn hàng không, cũng như tận dụng được khả năng kết nối của gần 100 đường bay trong và ngoài nước.

Hiện tại, sàn này có hơn 300 sản phẩm từ thực phẩm, nông sản, đồ uống đến quà tặng, vật phẩm… mang thương hiệu của hãng. Đặc biệt, theo hãng hàng không này, khách hàng có thể đặt mua và trải nghiệm “ẩm thực trên mây” như rượu vang hạng thương gia hay món tráng miệng, món ăn nhẹ của hàng không.

“Với sản phẩm đa dạng, liên tục được cập nhật, chúng tôi sẽ giúp hoàn thiện chuỗi trải nghiệm của khách hàng ngày càng đa dạng và hiệu quả hơn” - đại diện Vietnam Airlines cho biết.

Trước Vietnam Airlines, hãng hàng không VietJet cũng cho biết có kế hoạch ra mắt một nền tảng TMĐT cung cấp mọi thứ từ các dịch vụ tài chính đến hàng tiêu dùng. Hãng bay giá rẻ này còn dự định bắt tay cùng các ngân hàng, khách sạn và các doanh nghiệp để ra mắt dịch vụ.

Tương tự, Công ty TNHH Tép Bạc đã ra mắt sàn TMĐT có tên Tepbac eShop, dành riêng cho ngành thủy sản. Sàn cung cấp các sản phẩm cho người nuôi thủy sản, bao gồm con giống, thuốc, thức ăn, vi sinh, máy móc, thiết bị nuôi trồng.

Ông Trần Duy Phong - CEO Tép Bạc cho biết tác động của dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người dân, mà còn làm gián đoạn sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng. Vì vậy, sàn TMĐT này sẽ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho người nuôi, đồng thời giải quyết đầu ra cho đại lý, nhà sản xuất, giúp họ tăng khả năng tiếp cận khách hàng mới.

Đáng chú ý, Thế Giới Di Động đang đẩy mạnh mảng bán hàng online bằng việc nâng cấp các website. Đặc biệt dù đã sở hữu hai website bán hàng khủng, có hàng trăm ngàn lượt truy cập mỗi tháng nhưng vẫn quyết định bắt tay hợp tác với các sàn TMĐT khác như Shopee, Lazada và Tiki.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, Tổng giám đốc Thế Giới Di Động, cho rằng xu hướng mua sắm online sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, điều này có được một phần là do tác động của dịch COVID-19 gây nên. Những bà nội trợ chỉ quen với việc ra chợ, đi siêu thị thì thời dịch dần học được cách mua hàng từ Zalo, Facebook và trên các sàn TMĐT. Vì vậy, đơn vị hợp tác với các sàn TMĐT để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

 

Chậm chân sẽ tụt hậu

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam (Vecom), nhìn nhận dịch COVID-19 đã khiến hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng bị đứt gãy nhưng TMĐT đã phát triển theo hướng đồng bộ giữa người mua và người bán. Dịch cũng giúp TMĐT trở thành kênh kết nối tiêu thụ hàng hóa, xuất khẩu các mặt hàng nông sản vốn trước đây phần lớn bán qua kênh trực tiếp.

“Các doanh nghiệp đã xem cơ hội đưa hàng hóa lên sàn TMĐT là một yếu tố sống còn trong đại dịch. Xu hướng TMĐT xuyên biên giới, xuất khẩu hàng hóa qua kênh bán hàng trực tuyến cũng đang gia tăng mạnh mẽ… Đây là yếu tố thúc đẩy thị trường, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trong và ngoài nước”.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, nhận định dịch COVID-19 là chất xúc tác giúp TMĐT phát triển nhanh, mạnh hơn. Ước tính trong giai đoạn dịch vừa qua, dù bị ảnh hưởng bởi các quy định hạn chế di chuyển, giãn cách xã hội nhưng TMĐT ở Việt Nam vẫn tăng trưởng khoảng 18%. “Hiếm nước nào trong khu vực Đông Nam Á, TMĐT tăng trưởng hai con số trong đại dịch” - ông Hải đánh giá.

Ngoài ra, dịch COVID-19 cũng làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Người dân mua sắm trực tuyến nhiều hơn, từ các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày như thực phẩm, thuốc men. Điều này buộc các doanh nghiệp phải chủ động tìm hướng đi mới, áp dụng chuyển đổi số trong vận hành để có thể duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Mặc dù TMĐT đang phát triển khá nhanh và ấn tượng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Đơn cử như nhiều công ty Việt chưa được trang bị tư duy kinh doanh trên nền tảng số, thiếu dữ liệu vận hành trên nền tảng số, khả năng tiếp cận khách hàng, chi phí vận hành... Thậm chí nhiều nhà sản xuất, kinh doanh vẫn còn mơ hồ nên quá trình thay đổi từ mô hình quản lý truyền thống sang doanh nghiệp số gặp nhiều trắc trở.


Thêm 8 triệu người dùng kỹ thuật số

Thông tin trong Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2021 vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy trong những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỉ lệ người dân sử dụng Internet cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm. Nếu như năm 2016 đạt 5 tỉ USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỉ USD và năm 2020 là 11,8 tỉ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước.

Đáng chú ý, từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người dùng kỹ thuật số với 55% trong số họ không phải ở các TP lớn. 99% người dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai. Điều này cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm thuật kỹ số của người Việt Nam.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Theo các chuyên gia kinh tế việc Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng miếng cho thấy biện pháp can thiệp thông qua đấu thầu thời gian qua nhằm hạ nhiệt giá vàng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc điều chỉnh sang phương án khác nhằm bình ổn thị trường vàng trong thời gian tới là cần thiết.

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Để đảm bảo thị trường thương mại điện tử (TMĐT) kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động TMĐT và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Khu vực quanh Bưu điện TP.HCM hay bến Bạch Đằng, bến Bình An đang có sự hiện diện của nhiều thương hiệu cà phê và trà sữa như %Arabica, Highlands Coffee, Katinat, Phê La...

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.