Quảng Nam: Nông dân ở đây nuôi con bản địa, trồng cây đặc sản mà thoát nghèo nhanh

Hậu Trần – Phú Lộc Thứ bảy, ngày 24/04/2021 19:52 PM (GMT+7)
Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, kinh tế - xã hội huyện Đông Giang (Quảng Nam) đã có những bước phát triển vượt bậc. Diện mạo nông thôn của huyện miền núi Đông Giang đổi thay rõ nét về kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để người dân cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bình luận 0

Thời gian qua, huyện Đông Giang (Quảng Nam) đã huy động và lồng ghép hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn huyện. Nguồn vốn này chủ yếu thực hiện các chương trình, trong đó tập trung ưu tiên để đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu ở nông thôn.

Quảng Nam: Nông dân ở đây nuôi con bản địa, trồng cây đặc sản mà thoát nghèo nhanh - Ảnh 1.

Người dân Đông Giang trồng ớt A Riêu dưới tán keo, giúp bà con cải thiện sinh kế. Ảnh: H.L

Trong đó, huyện ưu tiên hạ tầng ở thôn, xóm gắn với việc chỉnh trang, xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn NTM, các xã điểm NTM, các tiêu chí gần hoàn thành cho phát triển nông nghiệp toàn diện...

Tổng nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ thực hiện Chương trình NTM và giảm nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 là 1.289.418 triệu đồng (tăng so với giai đoạn 2011-2015 là 388,247 triệu đồng).

(gop) Nhà nông Đông Giang tăng thu nhập từ cây, con bản địa - Ảnh 1.

Huyện miền núi Đông Giang đổi thay từng ngày nhờ xây dựng nông thôn mới. Ảnh: P.L

Đến cuối năm 2020, huyện Đông Giang có 2 xã về đích NTM là xã Ba, xã Tư; 2 xã Mà Cooih, A Rooi đạt 14 tiêu chí; 2 xã Jơ Ngây và Tà Lu đạt 13 tiêu chí; 3 xã Za Hung, Sông Kôn, A Ting đạt 12 tiêu chí; xã Ka Dăng đạt 11 tiêu chí. Số tiêu chí đạt bình quân trên xã là 13,9, tăng 4,2 tiêu chí so với năm 2016 (9,7 tiêu chí).

Có 8 thôn đạt chuẩn thôn NTM, trong đó có 3 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu (thôn Quyết Thắng, Ban Mai, xã Ba; thôn Panan, xã Tư).

Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 20,22%, giảm 23,27% so với năm 2016 (1.430 hộ), bình quân giảm 5,8%/năm. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 là 22,12%, giảm 23,91% so với năm 2016. 

Ngoài đầu tư hạ tầng, Đông Giang đã hỗ trợ, hướng dẫn phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nhân dân từ các cây, con đặc trưng miền núi như lợn địa phương, cây keo, chuối mốc, chè xanh, chè dây Ra zéh, ớt A Riêu, rượu Ka kun…

Trong đó, ngày 10/1/2020, sản phẩm ớt A Riêu muối của huyện đã được xếp hạng 3 sao trong chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) của tỉnh.

Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm thực hiện Chương trình NTM, diện mạo nông thôn của huyện Đông Giang đã đổi thay mạnh mẽ với kết cấu hạ tầng dần khang trang, đồng bộ; môi trường ngày càng tốt hơn; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu được giữ gìn và phát huy.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem