Quốc hội Ukraine bày tỏ tham vọng vẫn muốn gia nhập NATO

Lê Phương (RT) Thứ ba, ngày 26/04/2022 10:15 AM (GMT+7)
Chủ tịch Rada (quốc hội đơn viện của Ukraine), ông Ruslan Stefanchuk tiết lộ rằng quốc hội Ukraine sẽ không bỏ phiếu để loại bỏ mục tiêu gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của đất nước khỏi hiến pháp.
Bình luận 0
Quốc hội Ukraine bày tỏ tham vọng vẫn muốn gia nhập NATO - Ảnh 1.

Chủ tịch Rada, ông Ruslan Stefanchuk. Ảnh: Getty

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Ukraine Ukrainska Pravda được công bố hôm 25/4, ông Stefanchuk được hỏi rằng liệu các nhà lập pháp Ukraine có định sửa đổi hiến pháp của đất nước liên quan đến tham vọng trở thành một quốc gia thành viên NATO hay không. 

Quan chức này cho biết câu trả lời là không, đồng thời nói thêm rằng "thay đổi hiến pháp hay không không quan trọng". 

Ông nhấn mạnh rằng tại thời điểm này, trọng tâm của chính quyền Ukraine là đảm bảo an ninh cho người dân. "Việc này là ưu tiên số một đối với chúng tôi", ông Stefanchuk lưu ý.

"Đối với tôi, với tư cách là đại diện cho giới lãnh đạo chính trị của nhà nước, đây chính xác là một ưu tiên hàng đầu, để mọi người không còn phải hi sinh và trả giá bằng mạng sống của mình cho giấc mơ châu Âu, cho giấc mơ an ninh khu vực", Chủ tịch Rada nói.

Theo ông Stefanchuk, Kiev sẽ không chấp nhận bất kỳ lời hứa suông nào, ông trích dẫn Bản ghi nhớ Budapest năm 1994. Ông cũng nhấn mạnh rằng chỉ một thỏa thuận được xác định rõ ràng mới có thể giúp Ukraine cảm thấy thoải mái.

Quay trở lại với "những gì được viết trong hiến pháp của Ukraine liên quan đến NATO và Liên minh châu Âu (EU)", ông Stefanchuk mô tả việc gia nhập hai tổ chức này là "tầm nhìn triển vọng về tương lai của Ukraine."

Vào ngày 29/3, trong cuộc gặp trực tiếp cuối cùng giữa các nhà đàm phán Ukraine và Nga tại Istanbul, Kiev đã đề xuất ký một thỏa thuận quốc tế về đảm bảo an ninh cho Ukraine.

Mười ngày trước, Stefanchuk chỉ ra rằng ông không loại trừ việc bỏ mục tiêu về tư cách thành viên NATO khỏi hiến pháp của Ukraine, tùy thuộc vào "con đường mà các nhà đàm phán sẽ đi". Quan chức này nói thêm rằng Rada có thể bắt đầu tìm kiếm một "mô hình mới, không mâu thuẫn với hiến pháp" hoặc "sẽ thay đổi hiến pháp cho phù hợp với hoàn cảnh chung".

Sửa đổi được bổ sung vào hiến pháp Ukraine vào tháng 2/2019, buộc chính phủ nước này phải tuân thủ mục tiêu trở thành thành viên NATO, với tổng thống là người bảo lãnh cao cấp. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem