Thứ sáu, 26/04/2024

Quy mô kinh tế số Việt Nam đạt 21 tỷ USD

12/11/2021 7:00 PM (GMT+7)

Nền kinh tế số Việt Nam năm 2021 dự kiến đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2020, tương đương Malaysia nhưng đứng sau Indonesia, Thái Lan.

Số liệu trên vừa được Google, Temasek và Bain & Co. đề cập trong báo cáo mới công bố. Sự gia tăng này về cơ bản là nhờ vào sức tăng trưởng 53% của ngành thương mại điện tử cho dù thị trường du lịch trực tuyến bị thu hẹp do các quy định hạn chế di chuyển.

Với tổng giá trị hàng hóa (GMV) đạt 21 tỷ USD, nền kinh tế số Việt Nam đang tương đương Malaysia và đứng sau Indonesia (70 tỷ USD) và Thái Lan (30 tỷ USD). Dự kiến vào năm 2025, quy mô nền kinh tế số sẽ đạt 57 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) đạt 29%. Vào thời điểm đó, nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan (quy mô dự kiến 56 tỷ USD), và đã bỏ xa Malaysia (35 tỷ USD). Trong khi đó, Indonesia vẫn dẫn đầu với 146 tỷ USD.

Đơn vị: Tỷ USDQuy mô nền kinh tế số các nướcNguồn: e-Conomy SEA 202121217070212117171515303057571461463535404027275656Năm 2021Dự báo năm 2025Việt NamIndonesiaMalaysiaPhilippinesSingaporeThái Lan050100150200VnExpress

Việt Nam đã có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu (tính đến nửa đầu năm 2021), với 55% trong số họ đến từ các khu vực không thuộc cấp thành thị. Mức độ duy trì cao khi tiêu dùng kỹ thuật số đã trở thành một lối sống.

Theo đó, 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Những người đã dùng các dịch vụ kỹ thuật số trước đại dịch đã sử dụng thêm trung bình 4 dịch vụ từ khi đại dịch xảy ra, và mức độ hài lòng của hầu hết người dùng với các dịch vụ này đạt 83%.

Tại Việt Nam, 30% nhà bán hàng kỹ thuật số tin rằng họ không thể vượt qua đại dịch nếu không có các nền tảng kỹ thuật số. 99% hiện chấp nhận hình thức thanh toán trực tuyến. Nhiều đơn vị đang dùng các công cụ kỹ thuật số để thu hút khách hàng và 72% dự kiến tăng mức sử dụng các công cụ tiếp thị này trong 5 năm tới.

Trong nửa đầu năm 2021, vốn đầu tư vào các doanh nghiệp kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Báo cáo đánh giá, Việt Nam tiếp tục là trung tâm sáng tạo hấp dẫn với số lượng vườn ươm doanh nghiệp, chương trình phát triển và phòng nghiên cứu nhiều hơn so với đa số các nước trong khu vực.

Tuy thị trường có tính biến động, nguồn vốn toàn cầu vẫn chảy vào Việt Nam nhờ các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng vững chắc và hệ sinh thái kỹ thuật số đang phát triển. Vốn đầu tư tăng trưởng mạnh trong đại dịch giữ ở mức cao như thương mại điện tử, công nghệ tài chính, công nghệ y tế và công nghệ giáo dục.

Điển hình vừa qua là thương vụ AIA cùng với các nhà đầu tư như Mirae Asset - Naver Asia Growth Fund, Taiwan Mobile, Yuanta Fund, STIC Investments rót 258 triệu USD vào Tiki.

Quy mô kinh tế số Việt Nam đạt 21 tỷ USD - Ảnh 1.

Shipper nhận đồ uống tại một cửa hàng ở quận 7, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Ở toàn khu vực Đông Nam Á, báo cáo của Google cho biết nền kinh tế số nơi đây năm nay đạt quy mô 174 tỷ USD, tăng 49% so với 2020. Khu vực này đã có thêm 60 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi bắt đầu đại dịch, dẫn đầu là Thái Lan và Philippines. Dự báo, đến 2025, nền kinh tế số sẽ đạt quy mô gấp đôi với 363 tỷ USD, vượt xa dự báo trước đó là 300 tỷ USD.

"Đông Nam Á đang có một thập kỷ kỹ thuật số đi trước chúng ta và khả năng nền kinh tế số này đạt được quy mô 1.000 tỷ USD vào năm 2030", Stephanie Davis, Phó chủ tịch Google Đông Nam Á, chia sẻ với Bloomberg.

Thỏa thuận đầu tư dành cho các công ty Internet ở Đông Nam Á đạt tổng trị giá 11,5 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, sắp vượt qua con số 11,6 tỷ USD trong cả năm 2020. Một số công ty khởi nghiệp công nghệ có giá trị nhất trong khu vực bao gồm Grab và GoTo đang chuẩn bị IPO để huy động thêm vốn.

"Năm 2021 là một kỷ lục về đầu tư vào nền kinh tế ròng Đông Nam Á. Thế giới đang tràn ngập thanh khoản và tìm kiếm cơ hội đầu tư trong môi trường lãi suất thấp, nhưng đó cũng là vì mọi người đã thấy khả năng phục hồi của lĩnh vực này với Covid-19", Rohit Sipahimalani, Chiến lược gia đầu tư và người đứng đầu khu vực Đông Nam Á tại Temasek, bình luận.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào 2/5 tới.

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

Tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của HD Saison đạt 17.593 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng đạt 16.086 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn (CAR) tỷ lệ an toàn vốn cuối năm 2023 là 22,5%, cao hơn 13,5% so với quy định tối thiểu 9,0% của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Dương Công Minh chia sẻ nguồn cơn mà facebook "Thang Dang" nói xấu mình

Ông Dương Công Minh chia sẻ nguồn cơn mà facebook "Thang Dang" nói xấu mình

Ông Dương Công Minh – Chủ tịch Sacombank chia sẻ: "Khi Sacombank cho Bamboo vay tiền, tôi phải làm cố vấn cho khoản tín dụng của Bamboo không mất vốn. Khi đó, ông Thắng có đòi 200 tỷ đồng cho cá nhân, nhưng sau đó ông Thắng nghỉ trước khi nhà đầu tư mới vào đầu tư. Tôi có đề nghị ông Thắng làm việc với đối tác mớI".

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.