Thứ ba, 21/05/2024

Ricons công khai số nợ của Coteccons, nói lý do vì sao yêu cầu Coteccons mở thủ tục phá sản

31/07/2023 12:01 PM (GMT+7)

Theo con số Ricons đưa ra trong báo cáo tài chính quý 2/2023, Ricons có khoản nợ phải thu của Coteccons là hơn 322,5 tỷ đồng. Ricons nói đã cân nhắc phương án tối ưu nhất để thu hồi công nợ và đến ngày 4/7, Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu của Ricons.

Coteccons nợ Ricons hơn 322,5 tỷ đồng

Trong công bố được Ricons đưa ra, doanh nghiệp này cho rằng những ngày vừa qua, mạng xã hội đã có nhiều thông tin sai lệch liên quan đến việc Ricons nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons, gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của Ricons và làm tăng thêm sự căng thẳng không cần thiết giữa các bên.

Ricons công khai số nợ của Coteccons, nói lý do vì sao yêu cầu Coteccons mở thủ tục phá sản - Ảnh 1.

Theo con số Ricons đưa ra trong báo cáo tài chính quý 2/2023, Ricons có khoản nợ phải thu của Coteccons là hơn 322,5 tỷ đồng. Ảnh: Ricons

Nhưng Ricons nhấn mạnh đến ngày 4/7, Tòa án đã thụ lý đơn của Ricons yêu cầu mở thủ tục phá sản với Coteccons. Doanh nghiệp này cho rằng việc nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản đối với Coteccons là kết quả của khoản công nợ quá hạn, đã được Coteccons thừa nhận nhưng kéo dài nhiều năm không thanh toán.

Ricons còn nói đã cân nhắc phương án tối ưu nhất để thu hồi công nợ và đã chủ động gửi nhiều công văn đến Coteccons đề xuất phương án giải quyết. Trong quá trình đó cũng đã thông báo và cập nhật cho Coteccons về việc đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, với mong muốn giải quyết trước khi Tòa án thụ lý đơn, nhằm tránh hậu quả bất lợi có thể xảy ra. Nhưng đã không nhận được phản hồi thiện chí từ Coteccons.

"Việc Ricons yêu cầu thanh toán công nợ và nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật trong suốt một thời gian dài.

Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng, hành động pháp lý nêu trên không nhằm mục đích nào khác, là để thu hồi khoản công nợ quá hạn đã lâu, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty và cổ đông, đảm bảo dòng tiền thanh toán cho các đối tác nhà thầu phụ, nhà cung cấp đã đồng hành cùng Ricons trong tình hình thị trường khó khăn như hiện tại", Ricons khẳng định.

Ricons công khai số nợ của Coteccons, nói lý do vì sao yêu cầu Coteccons mở thủ tục phá sản - Ảnh 2.

Ricons đang có khoản thu ngắn hạn của khách hàng lên đến hơn 3.371 tỷ đồng, trong đó khoản nợ phải thu của Coteccons là hơn 322 tỷ đồng. Nguồn: BCTC quý 2 của Ricons

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023 vừa được Ricons công bố, Ricons có khoản nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng lên đến hơn 3.371 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu của Coteccons là hơn 322,5 tỷ đồng. Ngoài Coteccons, Gamuda Land (HCMC) đang nợ Ricons phải thu là hơn 647 tỷ đồng; các khách hàng khác là 2.401 tỷ đồng…

Tuy nhiên, tại BCTC kiểm toán 2022 của Ricons không nêu chi tiết số nợ phải thu với Coteccons. Nội dung về Nợ khó đòi được thuyết minh đến cuối 2022 có số dư cuối năm là 19,6 tỷ đồng.

Báo cáo tại chính 6 tháng đầu năm 2023 cũng cho biết Ricons đạt doanh thu thuần 3.821 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ 2022. Tuy nhiên, lãi ròng tăng 41%, đạt 68 tỷ đồng, nhờ vào lãi từ hoạt động tài chính và công ty liên doanh liên kết.

Sức khỏe của Coteccons hiện tại ra sao?

Trong khi đó, Coteccons cũng đã công bố tình hình kinh doanh nửa đầu năm 2023 nhưng không công bố các khoản nợ với Ricons, dù đã thừa nhận hai bên có phát sinh công nợ trong quá trình hoạt động từ trước năm 2019.

Riêng trong báo cáo tài chính quý 1, Coteccons cho biết đến 31/3, doanh nghiệp có số dư phải trả người bán ngắn hạn với Ricons là 323 tỷ đồng.

Ricons công khai số nợ của Coteccons, nói lý do vì sao yêu cầu Coteccons mở thủ tục phá sản - Ảnh 3.

Coteccons không công bố số nợ Ricons trong báo cáo tài chính nửa đầu năm 2023, dù đã thừa nhận hai bên có phát sinh công nợ trong quá trình hoạt động từ trước năm 2019. Ảnh: Coteccons

Báo cáo tài chính năm 2022, Coteccons cũng thể hiện số dư phải trả với Ricons đến cuối năm 2022 là 321 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm 2023, Cotecconscó doanh thu thuần đạt gần 6.749 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ và lãi ròng cũng gấp 10 lần cùng kỳ 2022, đạt hơn 52 tỷ đồng.

Tuần trước, Coteccons công bố thông tin bất thường về việc đã nhận được Thông báo của TAND TP.HCM, về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Ricons.

Theo Coteccons, Ricons và Coteccons có tranh chấp hợp đồng kinh tế, liên quan đến các giao dịch, bao gồm các khoản phải thu và khỏan phải trả (công nợ).

Nguyên nhân phía Conteccons đưa ra là công nợ phát sinh từ giai đoạn trước năm 2019, hai doanh nghiệp cùng chịu sự điều hành và được xác định như là những thành phần đóng góp cho một hệ sinh thái gồm 7 công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau, bao gồm: Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho.

Trong quá trình hoạt động trong một hệ sinh thái, một số dự án Ricons làm tổng thầu xây dựng phát sinh những giao dịch bên liên quan đến Coteccons với vai trò là nhà thầu phụ tại dự án.

Tương tự, một số dự án Coteccons làm tổng thầu có phát sinh những công nợ cho Ricons, với vai trò là nhà thầu phụ, cũng chưa được quyết toán xong.

Ricons công khai số nợ của Coteccons, nói lý do vì sao yêu cầu Coteccons mở thủ tục phá sản - Ảnh 5.

Đến ngày 4/7, Tòa án đã thụ lý đơn của Ricons yêu cầu mở thủ tục phá sản với Coteccons. Ricons từng là doanh nghiệp trong "hệ sinh thái Coteccons", thành lập năm 2004. Ảnh: Ricons

Những công nợ phát sinh hiện nay vẫn chưa được quyết toán xong, do vướng mắc về vấn đề xác định giá trị công nợ kèm theo những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý.

Coteccons đã nhiều lần yêu cầu các cuộc họp trực tiếp và văn bản, nhưng Ricons ko cung cấp được chứng từ pháp lý theo giá trị công nợ yêu cầu.

Coteccons khẳng định khi các bên liên quan đã thực hiện giao dịch phát sinh công nợ thì phải trả, nhưng phải tuân thủ đúng quy định của các Hợp đồng đã ký và đúng quy định của Pháp luật.

Doanh nghiệp xây dựng đầu đàn này cũng khẳng định đang có lượng tiền mặt có thể sử dụng lên tới gần 4.000 tỷ đồng. 

Ricons từng là doanh nghiệp trong "hệ sinh thái Coteccons", thành lập năm 2004, khi ông Nguyễn Bá Dương còn là Chủ tịch Coteccons. Khi ông Nguyễn Bá Dương từ nhiệm chức Chủ tịch Coteccons, Ricons cũng tuyên bố độc lập, xây dựng hệ sinh thái riêng.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 của Coteccons, công ty này vẫn đang sở hữu 14,3% cổ phần của Ricons.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Dân chơi Việt tung bản độ “chất như nước cất” cho VinFast VF3

Dân chơi Việt tung bản độ “chất như nước cất” cho VinFast VF3

Mẫu xe điện mini car VinFast VF3 mới nhận các đơn hàng đặt trước, cộng đồng đã nhanh chóng tung ra các bản nâng cấp ngoại thất của mẫu xe điện này.

Giá măng cụt trong nước tăng cao vì mất mùa, khó cạnh tranh với măng cụt Thái Lan

Giá măng cụt trong nước tăng cao vì mất mùa, khó cạnh tranh với măng cụt Thái Lan

Măng cụt Thái Lan đang được bày bán rầm rộ tại các chợ truyền thống ở Bình Dương, TP.HCM số lượng nhiều, giá rẻ. Trong khi măng cụt Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh miền Tây mất mùa, giá cao.

Canh chua cá Việt Nam vào top 10 món từ cá ngon nhất thế giới

Canh chua cá Việt Nam vào top 10 món từ cá ngon nhất thế giới

Canh chua cá, món canh chua ngọt rất bản địa của Việt Nam, đã được tạp chí ẩm thực quốc tế TasteAtlas vinh danh trong top 10 món cá được đánh giá ngon nhất thế giới.

Giá thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống tăng cao

Giá thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống tăng cao

Trong 1-2 tuần gần đây, giá thực phẩm, rau củ quả tại chợ truyền thống ở TP.HCM tăng cao, làm cho người lao động gặp khó khăn và giảm chi tiêu. Nguyên nhân giá thực phẩm tăng do nguồn cung giảm sút.

300 nhà cung cấp từ Mỹ, Anh, Trung Quốc sẽ giới thiệu công nghệ mới tại TP.HCM

300 nhà cung cấp từ Mỹ, Anh, Trung Quốc sẽ giới thiệu công nghệ mới tại TP.HCM

300 nhà cung cấp từ Mỹ, Anh, Trung Quốc,... sẽ giới thiệu xu hướng công nghệ mới, có tính ứng dụng cao tại Diễn đàn Công nghệ iTech Expo-TP.HCM 2024 tổ chức từ ngày 10 đến 12/7.

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Khu vực phía Nam Hà Nội được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản. Đặc biệt, với sự phát triển vượt trội về hạ tầng, năm 2024 sẽ là đòn bẩy kích bất động sản khu Nam Hà Nội bứt phá.