So sức mạnh chiến hạm NATO và tuần dương hạm Nga Peter Đại Đế

Thứ tư, ngày 23/04/2014 09:41 AM (GMT+7)
Tờ báo Nga Warfiles.ru hôm 22.4 tiết lộ, tàu tuần dương tên lửa hạng nặng Peter the Great (Peter Đại Đế) có khả năng chiến đấu rất mạnh, có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trang bị trên bất kỳ tàu chiến nào của NATO.
Bình luận 0
Theo Warfiles.ru, tuần dương hạm tên lửa Peter Đại Đế của Nga không chỉ có kích thước lớn mà còn có khả năng chiến đấu rất mạnh.

Chính các nhà thiết kế và điều khiển con tàu đã học được cách để vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa của các tàu chiến NATO được trang bị theo hệ thống phòng không Aegis của Mỹ, một hệ thống được cho là có các lỗ hổng. Đó cũng là lý do tại sao mà tuần dương hạm Peter Đại Đế không thể bị đánh chìm.
img
Tàu tuần dương tên lửa Peter the Great của Nga.

Hiện Peter Đại Đế thuộc biên chế Hạm đội Biển Bắc của Nga. Nó là một tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng lớn nhất thế giới, có vũ khí chính là tên lửa hành trình Granit có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào và phá hủy các mục tiêu bất kể là có kích cỡ và mức độ bảo vệ tốt như thế nào.

Trên tàu chứa tới 300 tên lửa, một số lượng đủ dùng cho rất nhiều mục đích. Nhiệm vụ chính của tuần dương hạm này là săn các tàu sân bay và đoàn tùy tùng đi kèm.

Tàu tuần dương Peter Đại Đế có lớp bảo vệ đáng tin cậy đánh bại mọi cuộc không kích ở hiện tại và trong tương lai. Đồng thời con tàu cũng có hệ thống bảo vệ chống ngầm không kém phần mạnh mẽ, gồm các trực thăng và hệ thống sonar, ngư lôi tên lửa siêu âm và hệ thống chống sonar thông minh, súng cối và nhiều bệ phóng tên lửa cùng một tháp súng đôi 130 mm.

Súng là vũ khí mà tàu tuần dương truyền thống không có.

Lỗ hổng hệ thống Aegis

Warfiles.ru cho biết, vào năm 1983, tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga của Mỹ bắt đầu hoạt động. Lúc đó con tàu được treo biểu ngữ “Hãy coi chừng Đô đốc Gorshkov, Aegis trên biển đó!”. Ticonderoga là một tuần dương hạm đầu tiên của Mỹ được trang bị hệ thống điều khiển và thông tin chiến đấu Aegis.

Hệ thống kết nối các thông tin và thiết bị của con tàu chạy vào một mạng lưới radar duy nhất, cung cấp khả năng theo dõi hàng trăm mục tiêu dưới nước, trên mặt nước và trên không, từ đó hệ thống sẽ lựa chọn các vũ khí một cách tự động và định hướng con tàu nhằm vào các đối tượng được cho là có nguy cơ đe dọa. Đây giống như một loại mạng internet của hải quân.

Bây giờ hệ thống Aegis này được trang bị cho 107 tàu của 5 quốc gia. Trung tâm của hệ thống Aegis nằm ở hệ thống radar AN/SPY-1 với 4 cột ăng-ten mảng pha khổng lồ gắn trên tàu. Radar này có khả năng tự động tìm kiếm, phân loại và theo dõi các mục tiêu, đặt chúng vào tầm ngắm của các tên lửa phòng không.

Với chức năng đó, một radar AN/Spy-1 giúp giản lược khâu thu thập và phân tích thông tin và cũng không cần một số lượng lớn các radar cùng hoạt động.
img
Tên lửa Granit P-700 của Peter the Great

Tuy nhiên, tính bao trùm phổ quát của radar Aegis lại chính là gót chân Achilles của nó. Một trong những thách thức lớn nhất của hệ thống này ở chỗ làm sao để phát hiện một cách hiệu quả các mục tiêu ở các khoảng cách xa gần trong cùng một thời điểm.

Trong khi những người thiết kế loại radar này hy vọng cơ chế hoạt động theo kiểu tương tác, trong đó radar sẽ phát hiện mục tiêu ở xa và truyền thông tin về cho các tàu gần hơn. Nhưng điều này lại đòi hỏi phải có sự phân tán hệ thống tàu Aegis thống nhất trên đại dương, một điều mà trong thực tế không thể làm được. Trong điều kiện chiến đấu gần nhau thì kiến trúc theo kiểu tương tác sẽ không hoạt động.

Vấn đề chính của radar thuộc hệ thống Aegis nảy sinh từ việc nó hoạt động trong băng tần UHF. Sóng radio là một dạng sóng dài rất tốt trên điều kiện hoạt động mặt nước vì thế việc gây ồn và nhiễu hệ thống rất thấp. Nó có thể bắt được các mục tiêu là tên lửa hành trình chống tàu hiện đại như Granit, một loại vũ khí chính của tuần dương hạm Peter Đại Đế.

Nhưng sự nhạy cảm của Aegis lại chứng minh dễ dẫn tới sự cố mà bằng chứng là vào ngày 24.2.1991 ở cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Trong khi tàu chiến Mỹ Missouri bắn pháo 406 mm chống lại quân đội Iraq thì quân đội Iraq bắn 2 tên lửa chống tàu Haiying-2 đáp trả. Xong một quả bị tàu khu trục Anh Gloucester bắn hạ cách tàu Missouri 600 mét. Tuy nhiên, khi một tàu hộ tống của Mỹ bắn nhầm vào pháo sáng do chính Missouri bắn ra thì dẫn tới việc Missouri đã bắn tên lửa ngay trong vùng nước của các tàu chiến cùng đội.

Tên lửa Granit vô hiệu hóa Aegis

Trong khi hệ thống Aegis tạo ra một mạng lưới chống tàu phức tạp liên kết với nhau để nhắm tới mục tiêu theo ba kênh: tàu mẹ, tên lửa và các thiết bị bên ngoài, có thể là các vệ tinh, máy bay và các tên lửa khác. Còn Granite lại được trang bị một máy tính OBC với bộ nhớ các dữ liệu về các loại tàu hiện tại cũng như các lệnh đặt trước cho phép tên lửa xác định trước được đoàn tàu là tàu sân bay hay nhóm tàu đổ bộ và tấn công vào mục tiêu chính trong nhóm. Trong máy tính này còn phân tích các ứng dụng chiến tranh điện tử của đối phương để tạo ra sự can thiệp nhắm tránh hệ thống phòng không.
img
Hệ thống phóng tên lửa S-300F trên tàu Peter the Great.

Peter Đại Đế được thiết kế có độ dốc 60 độ với thùng chứa vũ khí đặt ở dưới boong chính. Sau khi được phóng, tên lửa Granit bay lên độ cao 10-14 km và giám sát, tìm mục tiêu bay với tốc độ 2000 km/h. Nhóm tên lửa tấn công phần lớn vô hình với radar quét trên mặt nước, bay cao và vượt qua hệ thống phòng không của đối phương.

Nếu bị bay lạc hướng thì tên lửa tiếp theo sẽ được phóng thay thế. Tên lửa có thể tìm diệt cả máy bay, vệ tinh và có thể đạt được tất cả mục tiêu bí mật. Hệ thống máy tính OBC sẽ đặt một số tùy chọn cho mô hình quỹ đạo để phù hợp với từng loại chiến đấu với các loại mục tiêu.

Khi tới khu vực tấn công, tên lửa Granit sẽ phân đôi đầu đạn: một đầu đạn có sức công phá tương đương 750 kg thuốc nổ để tiêu diệt loại tàu nổi và đầu đạn hạt nhân với công suất 500 kiloton để tấn công tàu ngầm. Loại đầu đạn hạt nhân ngay khi nổ trên bề mặt cũng đủ tiêu diệt bất cứ tàu hay thiết bị vũ khí chìm nào ở độ sâu lên đến một cây số.

Peter Đại Đế phòng thủ cực mạnh

Không chỉ tấn công mạnh, tuần dương hạm Peter Đại Đế cũng có khả năng phòng thủ tốt. Tên lửa phòng không của Peter Đại Đế được cài đặt ở nhiều cấp độ. Trong đó chống tầm xa là hệ thống tên lửa S-300 với 96 quả và 12 bệ phóng ở dưới sàn.

Đồng thời radar đa chức năng của tàu có thể đồng thời theo 12 mục tiêu, bắn 6 mục tiêu nguy hiểm nhất cùng một lúc. Còn ở tầm thấp với độ cao từ 10 mét-45 km, tàu có hệ thống tên lửa Dagger kèm theo radar có thể quét 8 mục tiêu và bắn 4 mục tiêu cùng một lúc. Từ lúc phát hiện đến lúc bắn chỉ trong vòng có 8 giây.

Ngoài ra, Peter Đại Đế còn có hệ thống pháo phòng không tầm ngắn Dirk để chống lại các loại vũ khí có độ chính xác cao, máy bay, trực thăng, chống tàu với 2 khẩu cỡ nòng 30mm có tốc độ bắn 10.000 vòng mỗi phút. Đồng thời còn có 8 tên lửa SAM Tunguska. Không chỉ vậy tàu tuần dương còn có 10 ống phóng tên lửa-ngư lôi Waterfall có khả năng tiêu diệt tàu ngầm của đói phương ở khoảng cách lên tới 60 km. Peter Đại Đế cũng trang bị ngư lôi phòng thủ Boa có thể bắn một vỏ làm mồi nhử đánh lừa đối phương dưới dạng vỏ nhưng thực chất có thể phát nổ như một bãi mìn.
Minh Nhân (theo Warfiles.ru) (Minh Nhân (theo Warfiles.ru))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem