Thứ bảy, 27/04/2024

Tham tán thương mại chỉ cách xuất gạo qua Lào, Trung Quốc

07/05/2022 6:00 PM (GMT+7)

Hiện đã có đường sắt cao tốc từ Viêng Chăn đến các tỉnh phía bắc Lào nên việc vận chuyển hàng hóa rất dễ dàng, tạo cơ hội cho hàng Việt tiếp cận với thị trường Trung Quốc thuận lợi hơn.


Cục Xúc tiến thương mại và các Thương vụ Việt Nam tại ASEAN vừa tổ chức phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm lúa gạo sang thị trường ASEAN.

Tham tán thương mại chỉ cách xuất gạo qua Lào, Trung Quốc - Ảnh 1.

Nhiều cơ hội cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN. Ảnh: ANH HÀO

Tại phiên tư vấn, bà Lê Thị Phương Hoa, Tham tán thương mại Việt Nam tại Lào, cho biết Lào chỉ có 7 triệu dân, nhu cầu không lớn. Người Lào lại chủ yếu ăn gạo nếp, mặt khác Lào gần Thái Lan, nên họ lựa chọn sản phẩm từ Thái Lan nhiều hơn.

Tuy nhiên, bà Hoa nhìn nhận vẫn còn nhiều cơ hội cho gạo của Việt Nam khi sang thị trường này. Đó là Lào cũng muốn đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang các thị trường khác.

Theo đó, Lào sẽ xuất khẩu qua Trung Quốc 50.000 tấn gạo và đến thời điểm hiện nay Lào vẫn chưa đạt được hết số hạn ngạch này. Cạnh nữa, Lào nhận được nhiều ưu đãi từ EU, việc xuất khẩu gạo sang EU do vậy sẽ có nhiều thuận lợi.

"Hiện đã có đường sắt cao tốc từ Viêng Chăn đến các tỉnh phía bắc Lào nên việc vận chuyển hàng hóa rất dễ dàng, rút ngắn thời gian di chuyển. Doanh nghiệp của Việt Nam sẽ có cơ hội phủ rộng hàng hóa đến các tỉnh bắc Lào"- Bà Hoa chia sẻ.

Từ đó, vị tham tán này cho rằng, khi phủ được hàng hóa ra khắp các tỉnh phía bắc Lào thì doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận thị trường Trung Quốc. "Trong bối cảnh đường biển còn khó khăn, việc vận chuyển hàng hóa qua đường sắt cao tốc của Lào sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Đây là cơ hội cho hàng Việt" - bà Hoa nhấn mạnh.

Về thị trường Malaysia, bà Trần Lê Dung, Bí thư thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia, cho biết Malaysia là nước không có điều kiện thổ nhưỡng tốt để trồng lúa gạo. Nông nghiệp của họ tập trung vào trồng cây cọ dầu và cao su. Khả năng tự túc gạo của họ chỉ đạt 60% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Vì thế hàng năm họ phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu trong nước và dự trữ.

Hiện gạo Việt đang chiếm vị trí quan trọng nhất trong sản lượng nhập khẩu gạo hàng năm của Malaysia. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, tỉ trọng nhập khẩu gạo từ Việt Nam của Malaysia đang giảm do giá thành cao hơn so với gạo Ấn Độ và gạo Thái.

"Tại Malaysia, Padiberasnasional Berhad là doanh nghiệp độc quyền nhập khẩu gạo trắng dài, loại gạo tiêu thụ chủ yếu tại Malaysia. Do đó, gạo trắng thơm và dẻo nếp của Việt Nam vẫn có thể xâm nhập vào thị trường này" - bà Dung thông tin.

Ông Phạm Thế Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Indonesia, cho biết Indonesia cũng là nước sản xuất gạo lớn, nhưng họ vẫn phải nhập một lượng lớn gạo từ các nước cho dự trữ quốc gia. Các thị trường cung cấp gạo chính là Pakistan, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là loại gạo chất lượng cao.

Theo đánh giá của Tham tán thương mại Việt Nam tại Indonesia, gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường Indonesia, luôn nằm trong tốp ba các nước xuất khẩu gạo hàng đầu cho Indonesia.

Trong bối cảnh khả năng sản xuất gạo chất lượng cao của Indonesia còn hạn chế, các loại gạo thơm, ST 24, ST 25... hoàn toàn có thể gia tăng thị phần tại thị trường này trong thời gian tới.

"Tuy nhiên, với giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công tác quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam cần được tăng cường hơn nữa. Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gạo chất lượng cao lớn của Indonesia chưa biết đến các dòng gạo chất lượng cao của Việt Nam như ST 24, ST 25..." - ông Cường nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Sở GTVT TP.HCM dự kiến điều chỉnh dải phân cách, chia đường Phạm Văn Đồng thành 3 làn ô tô và 3 làn hỗn hợp, nhằm tránh tình trạng xe máy đi lấn vào làn ô tô.

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Cao điểm 30/4 - 1/5 năm nay, tàu hoả, xe khách... trở thành phương tiện được nhiều người lựa chọn để về quê, đi du lịch trong bối cảnh vé máy bay đắt đỏ.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Ông Jeremy Jurgens, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) sẽ đóng vai trò là ngọn hải đăng, là chất xúc tác cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM.

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức tọa đàm ngày 24/4 về lộ trình, các quy định pháp luật và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, nhằm hướng đến mục tiêu Net zero năm 2050.

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam khẩn trương xem xét bổ sung các chuyến bay từ TP.HCM và Hà Hội đến các địa phương vào ngày 27/4/2024 và từ các địa phương về TP.HCM và Hà Hội ngày 1/5.