Than chì: Thách thức khai thác và sử dụng hiệu quả

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 14/06/2021 15:48 PM (GMT+7)
Tiến sĩ Corina Hebestreit, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Carbon và Graphite Châu Âu (ECGA) đã thảo luận về vai trò của than chì trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Bình luận 0

Giống như các lĩnh vực hàng hóa khác, than chì cũng bị thách thức bởi các sản phẩm mới cũng như các chính sách mới đang được áp dụng để giải quyết các vấn đề rủi ro về nguồn cung, và tính bền vững mà nó mang lại.

Ngành công nghiệp than chì của châu Âu đang phải đối mặt với một số thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là đối với các ứng dụng pin, do đó yêu cầu chất lượng và tính bền vững của than chì phải được đưa lên một tầm cao mới để thảo luận.

Thực tế, than chì là vật liệu cực dương trong pin lithium-ion và chiếm 50% trọng lượng tổng thể của nó. Những loại pin này chứa cả than chì tự nhiên và than chì tổng hợp. 

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Do sự kết hợp của các đặc tính kim loại và phi kim loại, nên than chì tự nhiên được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm các ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô, pin xe điện và pin nhiên liệu, cùng nhiều ứng dụng khác. Các ứng dụng công nghệ cao mới nổi như pin nhiên liệu và pin lithium-ion sẽ yêu cầu thêm cả nguồn than chì tổng hợp cao cấp. 

Cơ sở tài nguyên than chì tự nhiên ở Châu Âu và trên toàn thế giới

Dựa trên sự phát triển này, việc tìm kiếm và khai thác than chì từ Alaska đến Úc, Châu Á đã bổ sung hơn 3,7 tỷ tấn vào cơ sở tài nguyên than chì toàn cầu trong những năm gần đây.

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Châu Âu cũng đã chứng kiến các khoản đầu tư vào các mỏ than chì mới ở Thụy Điển và Phần Lan cùng với Na Uy. Một số mỏ than chì tự nhiên mới đang được phát triển ở Bắc Mỹ, châu Phi và châu Á. Điều đó được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của thị trường pin và vật liệu graphene.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp than chì tự nhiên lớn nhất trên toàn thế giới, hiện chiếm khoảng 70% sản lượng, trong khi Brazil, Ấn Độ, Canada và Triều Tiên, Tanzania và Mozambique chiếm 30% thị trường.

Châu âu chưa thể tự chủ hoàn toàn về nguồn than chì

Thế nên, thành thật mà nói nếu châu Âu muốn độc lập trong lĩnh vực công nghệ bằng cách trở thành người dẫn đầu về pin thế hệ tiếp theo, họ sẽ phải bắt đầu bằng cách tự sản xuất than chì.

Chính quyền EU tháng 11/2019 đã mở khóa tài chính số tiền khổng lồ 3,2 tỉ euro cho Liên minh Pin châu Âu, với hy vọng thu hút thêm 5 tỉ euro tiền tư nhân nhằm xây dựng số nhà máy cần thiết đáp ứng nhu cầu khu vực.

Các nhà sản xuất ô tô nói riêng đang chạy đua trong xu hướng chuyển sang sản xuất xe điện, dưới áp lực ngày càng tăng về cắt giảm lượng khí thải carbon và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Pin chiếm khoảng 40% giá trị của một chiếc ô tô điện, nhưng hiện được sản xuất chủ yếu bởi các công ty ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Chẳng hạn, một mẫu xe điện từ Tesla cần khoảng 70 kilogram than chì, ông Sebastian Gaithier, giám đốc điều hành Carbone Savoie nói với AFP.

Trong khi vật liệu có thể được khai thác, các nhà sản xuất pin lại thường chỉ thích phiên bản tổng hợp đắt tiền hơn có khả năng mang lại hiệu suất kỹ thuật tốt hơn. Than chì là thành phần quan trọng duy nhất của pin lithium-ion có thể được sản xuất trong nhà máy, còn niken, lithium, mangan và coban phải khai thác từ tự nhiên.

Tuy nhiên, nếu không có sự trợ giúp của các Chính phủ, thì sẽ không có mấy ai trong số các đại gia công nghiệp châu Âu sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến tự thân đầy tốn kém để chế tạo pin của riêng mình.

Chính sách của EU – Than chì: một nguyên liệu thô quan trọng

Vào ngày 3 tháng 9 năm ngoái, Ủy ban Châu Âu đã phát hành ấn bản thứ tư được chờ đợi từ lâu về kế hoạch hành động quản lý và kiểm soát khai thác tái tạo Nguyên liệu Quan trọng (CRM), xác định những mặt hàng có mức độ liên quan cao đối với nền kinh tế Châu Âu, và có nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung cao. 

Danh sách mới hiện bao gồm 30 chất, đây là một con số kỷ lục về vật liệu, và than chì tự nhiên là một trong số đó. Nhưng than chì tự nhiên cũng đã được Nhật Bản và Hoa Kỳ công nhận là một nguyên liệu thô quan trọng trong các đánh giá của họ. Nhìn chung, EU là nhà nhập khẩu ròng than chì tự nhiên và nhập khẩu khoảng 100.000 tấn mỗi năm chủ yếu từ Trung Quốc, một số nước Châu Á, Tanzania và Mozambique.

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Thế nên, chính sách của EU đang tập trung vào hai mục tiêu: đầu tư vào các nguồn và chuỗi cung ứng của EU và đa dạng hóa nguồn cung từ các nguồn ngoài EU, đồng thời tập trung vào tính bền vững và đổi mới.

Do lo ngại ngày càng tăng của châu Âu về khả năng phục hồi của nền kinh tế và chuỗi cung ứng, cũng như các vấn đề xung quanh tính bền vững của hàng nhập khẩu, EU sẽ tăng cường nỗ lực để đảm bảo tính bền vững và báo cáo thẩm định về các công ty nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài EU. Trong vài năm trở lại đây, các luồng nhập khẩu than chì đã thay đổi việc nhập khẩu nguyên liệu pin từ châu Âu.

Hiện Hiệp hội Carbon và Graphite Châu Âu hiện đang tổ chức một nhóm làm việc về các mỏ than chì trên khắp thế giới để thảo luận về tiêu chuẩn bền vững, quản trị doanh nghiệp cũng như dấu vết carbon vào môi trường. Dưới con mắt của nhà hoạch định chính sách châu Âu, pin và các công nghệ liên quan của chúng có vai trò then chốt trong việc đạt được độ trung tính carbon vào năm 2050, phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận xanh châu Âu và nền kinh tế bền vững.


Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem