Chủ nhật, 19/05/2024

Thị trường hoa Tết trầm lắng, nông dân không dám trồng vì sợ Covid-19

18/11/2021 6:32 PM (GMT+7)

Do tình hình dịch Covid-19 cùng sức mua giảm, chi phí trồng trọt lại tăng cao khiến nông dân e ngại không dám mạnh tay trồng vụ hoa Tết 2022.

Lỗ nặng vì Covid-19

Khác với mọi năm, không khí tại các vùng trồng hoa lớn trên địa bàn các  tỉnh phía Nam đang rất trầm lắng. Thay vì cảnh người người, nhà nhà tất bật trồng, chăm sóc hoa thì  nay chỉ mới một vài hộ có diện tích lớn, có kinh nghiệm mạnh dạn xuống giống cho vụ Tết Nguyên đán 2022.


Thị trường hoa Tết trầm lắng, nông dân không dám trồng vì sợ Covid-19 - Ảnh 1.

Làng hoa Chợ Lách (Bến Tre) năm nay nông dân cũng không dám mạnh tay trồng hoa vụ Tết nhiều như mọi năm vì sợ...ế. Ảnh: Minh Trung

Làng hoa TP.HCM nằm trên khu đất dự án ở đường Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12. Vào mọi năm, đây là nơi đón không khí Tết Nguyên Đán sớm nhất Sài Gòn. Thế nhưng năm nay, nhà nhà nhuộm màu đìu hiu, vắng lặng.

Ông Trịnh Thế Giao – Chủ nhà vườn tại làng hoa quận 12, TP.HCM cho biết, nhà ông đã trồng hoa hơn 20 năm nhưng chưa năm nào lỗ nặng như năm nay. Dịp lễ 2/9 vừa qua, nhà ông trồng 2.000 chậu hoa, thế nhưng dịch Covid-19 bùng phát đã khiến tất cả đổ bể, vườn hoa bị ế chỏng chơ và tổng thiệt hại lúc đó lên đến hơn 60 triệu đồng.

Tết nguyên đán là vụ hoa lớn nhất trong năm, không trồng thì tiếc, nhưng trồng thì sợ dịch Covid-19. Cuối cùng nhà ông quyết định giảm một nửa sản lượng so với năm ngoái, chỉ trồng khoảng 6.000 chậu.


Thị trường hoa Tết trầm lắng, nông dân không dám trồng vì sợ Covid-19 - Ảnh 2.

Vườn hoa của ông Trịnh Thế Giao (quận 12, TP.HCM) vụ Tết nguyên đán 2022 sản lượng trồng cũng chỉ bằng khoảng 50% năm trước. Ảnh: Chinh Hoàng.

Cùng cảnh ngộ, ông Huỳnh Văn Tùng, ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, cho biết trong hơn 4 tháng qua, ông và bà con xung quanh đã phải để hoa héo ngoài đồng. Giãn cách xã hội đã khiến việc đi lại khó khăn, các nguồn hàng bị ùn ứ không bán được. Thời điểm này, thay vì xuống giống hoa kiểng Tết, ông đã chuyển qua trồng cải làm dưa, vì lo sợ dịch bệnh bùng phát, hoa lại không bán được.

Phập phồng vụ hoa Tết 2022

Ở làng hoa Sa Đéc (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp), tại các phường Tân Quy Đông, Tân Khánh Đông, Tân Khánh Trung… nơi tập trung nhiều nhất những hộ trồng hoa kiểng, dễ thấy dù việc sản xuất đã được "mở cửa" song không khí của làng hoa không còn "xôm tụ" như những năm trước bởi do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Anh Ngô Thành Thà, người trồng hoa, kiểng ở phường Tân Quy Đông cho hay, mấy tháng qua, sức mua của thị trường các mặt hàng hoa, kiểng, cây trang trí nội thất giảm mạnh hơn 50% so năm trước.


Thị trường hoa Tết trầm lắng, nông dân không dám trồng vì sợ Covid-19 - Ảnh 3.

Người trồng hoa tại KP.Hải Dinh, phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa. Ảnh: Phúc Hiếu

Tương tự, ông Dương Văn Huyền, Giám đốc HTX Cây giống và Hoa kiểng Cái Mơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre), cho biết các xã viên trong HTX không dám đầu tư sản xuất hoa, kiểng nhiều vì sợ đem ra chợ bán không được do tình hình dịch bệnh. Vì vậy, số lượng hoa, kiểng cũng giảm 40%- 50%, trừ mai vàng đã chủ động trồng từ đầu năm.

"Dịch Covid-19 các địa phương thực hiện giãn cách xã hội nên việc đi lại mua cây giống hoặc vận chuyển, phân phối nông sản gặp nhiều khó khăn. Thời điểm này năm ngoái, nhiều mối quen đã gọi điện đặt cọc trước, nhưng giờ im lìm. Thương lái nói đến gần Tết xem thị trường và diễn biến dịch bệnh mới dám đặt mua nên nhà vườn không dám trồng nhiều", ông Huyền nói.

Cũng trong tâm lý lo ngại, ông Nguyễn Văn Khánh, nông dân phường Kim Dinh, TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tâm sự, trồng hoa nhiều năm, nên dù lo lắng thua lỗ, ông vẫn phải duy trì nghề truyền thống của gia đình. Năm nay, gia đình ông xuống giống 2.000 chậu, ít hơn mọi năm gần một nửa. 

"Chúng tôi làm nghề trồng hoa, vụ cuối năm là vụ quan trọng nhất và cũng là vụ duy nhất để bà con làm ăn. Với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang căng thẳng, chưa ai dám nói trước điều gì, đành đánh cược với dịch bệnh thôi" ông Khánh chia sẻ.

Thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy, vụ hoa Tết năm nay, nông dân trong tỉnh chỉ xuống giống khoảng 100ha, giảm 20ha so với mọi năm. Bước vào vụ sản xuất hoa Tết Nguyên đán 2022, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân nên giảm diện tích để tránh rủi ro do thị trường tiêu thụ gặp khó khăn. Đồng thời, theo dõi diễn biến thời tiết, tránh bị dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng các loại hoa cho ngày Tết


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Hầu hết các giao dịch thuê được ghi nhận đến từ ngành hàng F&B, thời trang thể thao và mỹ phẩm… điều này đã thay đổi đáng kể và đặt ra yêu cầu về nâng cấp, tái cơ cấu đối với các trung tâm mua sắm.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024 chính thức khai mạc với gần 200 gian hàng, gồm các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP.

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Đặc sản, món ngon, sản phẩm OCOP khắp cả nước đổ về TP.HCM tham dự triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm 2024 để tăng cường kết nối giao thương. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể thả ga mua đặc sản với giá hấp dẫn.