Thừa Thiên - Huế: Dân kinh tế mới mỏi mòn chờ điện, nước

An Sơn Thứ hai, ngày 24/11/2014 08:01 AM (GMT+7)
Gần 30 năm kể từ khi di dời đến vùng kinh tế mới, hàng chục hộ dân của xã Lộc Thủy và Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) vẫn sống trong cảnh đèn dầu leo lét và không có nước sạch. 
Bình luận 0

Sống mòn mỏi chờ mong điện, nước sinh hoạt

Năm 1986, hưởng ứng chủ trương di dân để phát triển kinh tế của chính quyền, hơn 20 hộ dân của xã Lộc Vĩnh di dời đến khu kinh tế mới nằm bên sông Bù Lu của xã này. Sau đó, nhiều hộ dân của xã Lộc Thủy cũng di dời đến khu vực này để phát triển kinh tế. Tưởng rằng đến vùng kinh tế mới đời sống của người dân sẽ đi lên, nhưng họ lại phải sống khổ sở vì không có điện, nước sạch để sử dụng.

imgHệ thống điện thắp sáng bằng năng lượng mặt trời “chết yểu” khiến người dân khu kinh tế mới phải tiếp tục leo lét đèn dầu.  An Sơn

 

Anh Phan Thành (42 tuổi) theo gia đình lên vùng kinh tế mới này từ khi mới hơn 10 tuổi. Đến nay, đã gần 30 năm chờ đợi nhưng gia đình anh Thành cũng như các hộ khác ở đây chưa một lần được nhìn thấy ánh điện. Theo anh Thành, do không có điện để phục vụ sản xuất nên dù đất đai của các hộ khá nhiều nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao. “Nhiều hộ dân ở đây phát triển kinh tế trang trại, nhưng làm trang trại mà không có điện để sử dụng máy móc nên không thể ăn nên làm ra”- anh Thành kể.

Việc không có điện còn khiến sinh hoạt hàng ngày của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Phải sống trong cảnh đèn dầu leo lét nên các hộ dân nơi đây không thể dùng các phương tiện thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt của gia đình. Người dân gần như mù tịt thông tin về đời sống xã hội vì vật dụng phổ biến với mọi gia đình hiện nay là cái tivi họ cũng không có điều kiện sử dụng. Việc học tập của con em cũng rất khổ sở, nhất là vào những thời điểm nắng nóng nên nhiều trẻ em nơi đây phải bỏ học giữa chừng.

Ngoài không có điện, người dân khu kinh tế mới này còn khốn khổ vì không có nước sạch. Hàng chục năm qua, họ phải sử dụng nước giếng và nước suối để sinh hoạt hàng ngày trong khi nguồn nước này bị nhiễm phèn nghiêm trọng. “Mặc dù đã dùng bể để lọc nhiều lần nhưng nguồn nước này vẫn không đảm bảo, dùng để tắm thôi mà da cũng nổi ngứa rồi. Hộ nào không dám liều mạng dùng nước bẩn thì phải mang thùng phuy ra trung tâm xã mua nước sạch về sử dụng”- anh Phan Nhật cho biết.

Chờ tiếp đến bao giờ?

Ý kiến

Ông Hữu 
 Hiện xã vẫn chưa tìm ra giải pháp nào để đưa lại điện và nước sạch cho người dân ngoài trông chờ vào sự quan tâm của huyện, tỉnh”. 
Ông Bùi Ngọc Ga- Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh cho biết, khu kinh tế mới ven sông Bù Lu hiện có 30 hộ dân với khoảng 200 nhân khẩu, trong đó 23 hộ thuộc quản lý của thôn Cảnh Dương của xã này, 7 hộ còn lại thuộc thôn Phước Hưng của xã Lộc Thủy. “Việc không có điện và nước sạch đã và đang khiến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân nơi đây đối mặt với vô vàn khó khăn”- ông Ga nói.

 

Theo ông Ga, năm 2005, một tổ chức phi chính phủ từng tài trợ cho người dân khu vực này hệ thống điện dùng năng lượng mặt trời phục vụ thắp sáng. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, hệ thống điện này đã bị hư hỏng hoàn toàn.

“Xã đã rất nhiều lần kiến nghị lên huyện và huyện đã nghị lên ngành điện lực nhưng đến nay vẫn chưa sửa và người dân vẫn chưa có điện. Nhiều khả năng do bên điện lực thấy việc đầu tư không hiệu quả nên họ không làm. Về nước sạch cho người dân, xã cũng đang trông đợi vào cấp trên vì khả năng của địa phương không thể làm việc này”- ông Ga cho biết.

Còn theo ông Trần Văn Hữu - Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy, vì nằm xa khu vực trung tâm nên việc đấu nối điện cho những hộ dân của xã ở khu kinh tế mới đến nay vẫn chưa thực hiện được. Ông Hữu cho biết, để có điện mỗi hộ dân phải bỏ ra khoảng 20 triệu đồng mới kéo điện về trong khi không hộ nào có đủ tiền.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem