Thứ sáu, 26/04/2024

Tìm giải pháp giúp vải thiều được mùa nhưng không mất giá

17/06/2022 12:30 PM (GMT+7)

Thời điểm này, vải thiều Bắc Giang và Hải Dương đang vào chính vụ, chất lượng và năng suất vải thiều của hai vựa vải lớn nhất cả nước đều được đánh giá là vượt trội so với năm 2021.



Nông dân được mùa vải thiều

Tại Bắc Giang là vùng trồng vải thiều lớn nhất cả nước với tổng diện tích trồng vải khoảng 28.000 ha, trong đó, có trên 16.000 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với sản lượng đạt 180.000 tấn/năm.

Năm 2022, sản lượng vải thiều của dự kiến đạt trên 160.000 tấn, trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia, EU khoảng 1.600 tấn. Riêng thị trường Trung Quốc dự kiến xuất khẩu khoảng 95.000 tấn.

Đáng chú ý, tại thủ phủ vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), những ngày này vải thiều đã chín đỏ đồi. Năm 2022 dự báo sản lượng vải thiều tươi trên địa bàn đạt khoảng 95.000 tấn, trong đó, vải chín sớm khoảng 21.000 tấn, vải chính vụ khoảng 74.000 tấn. Giá bán vải sớm cũng khá cao và ổn định dao động từ 18.000 – 35.000 đồng/kg, cao hơn so với năm ngoái.

Còn tại Hải Dương, toàn tỉnh hiện có 8.900 ha vải, trong đó Thanh Hà 3.250 ha, thành phố Chí Linh 3.400 ha, các huyện, thành phố, thị xã còn lại là 2.250 ha. Sản lượng vải thiều năm nay của tỉnh ước đạt hơn 60.000 tấn, tăng 10% so với năm 2021. Toàn bộ diện tích vải đều được hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và có gần 5.000 tấn đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cũng như quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản.

Trong đó, vải thiều Thanh Hà, đặc sản của tỉnh Hải Dương năm nay có mẫu mã, chất lượng tốt hơn những năm trước. Đồng thời, vải thiều đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước và được xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Pháp...

Được mùa nhưng không để mất giá

Để mở rộng đường xuất khẩu cho trái vải thiều của Việt Nam, các doanh nghiệp cũng như người dân cần tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật chăm sóc để đảm bảo sản phẩm quả vải có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu cao về kiểm định chất lượng để xuất khẩu đi các thị trường và ngoài nước.

Cụ thể như xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, sau thời gian dài đàm phán kỹ thuật, cuối năm 2019, trái vải tươi của Việt Nam đã được Chính phủ Nhật Bản chính thức mở cửa cho phép nhập khẩu. Trong hai mùa vụ 2020 và 2021, trái vải tươi Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường Nhật Bản rất thành công với lượng nhập khẩu năm đầu tiên đạt khoảng 40 tấn và tăng cao trong năm tiếp theo, đạt khoảng 300-400 tấn. Năm 2022, các doanh nghiệp nhập khẩu của Nhật Bản cũng đã làm việc từ sớm với các công ty xuất khẩu của Việt Nam về kế hoạch đưa trái vải tươi Việt Nam vào thị trường này.

Nhật Bản là thị trường có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài, do đó, để hoạt động sản xuất và xuất khẩu đáp ứng đúng tiêu chuẩn từ nhập khẩu, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã chủ động thông tin sớm tới các cơ quan hữu quan trong nước để nhanh chóng khuyến cáo tới các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nhằm đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu từ nhà nhập khẩu.

Tìm giải pháp giúp vải thiều được mùa nhưng không mất giá - Ảnh 1.

Vải thiều Việt Nam được ưa chuộng tại nhiều thị trường lớn.


Đồng thời, các công ty Việt Nam và các đối tác Nhật Bản cũng đã đẩy mạnh hợp tác trong việc chuyển giao các công nghệ bảo quản mới của nước ngoài, giúp quả vải có thể giữ nguyên được màu sắc, hương vị trong thời gian lâu hơn so với trước đây.

Bên cạnh đó, các hợp tác xã sản xuất và người nông dân cũng chú trọng thực hiện quy trình quản lý chất lượng trong mọi khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hái để đảm bảo chất lượng sản phẩm, quả vải sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế ngay trong vòng 3 tiếng tiếp theo để đảm bảo giữ được độ tươi ngon.

Ngoài ra, về quy cách và bao bì đóng gói, trái vải cũng được đóng gói bắt mắt hơn, với khối lượng khác nhau theo túi 1kg, 2kg hay 5kg nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Còn đối với Trung Quốc, năm nay, phía Trung Quốc siết chặt kiểm dịch và kiểm dịch Covid-19 nên việc này làm chậm tiến độ thông quan tại cửa khẩu. Ở cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), năng lực kiểm dịch mỗi ngày hiện tại chỉ được 200 xe.

Do vậy, để tìm giải pháp cho xuất khẩu vải thiều, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, đã làm việc với phía Trung Quốc, họ đồng ý dành riêng luồng xanh cho quả vải thiều Việt Nam. Các xe vải thiều lên cửa khẩu sẽ được tập kết vào bãi đỗ riêng, không chung với các trái cây và nông sản khác. Khi xe làm thủ tục kiểm dịch xong sẽ được đi đường riêng sang ngay nước bạn, không phải xếp hàng lần lượt như xe chở các loại trái cây và nông sản khác.

Bên cạnh đó, cũng lưu ý với doanh nghiệp và người dân, trước khi đưa hàng lên cửa khẩu phải đảm bảo quy chuẩn của phía Trung Quốc như vải không còn lá, cuống không dài quá 10cm … như vậy khi làm thủ tục thông quan sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Sở GTVT TP.HCM dự kiến điều chỉnh dải phân cách, chia đường Phạm Văn Đồng thành 3 làn ô tô và 3 làn hỗn hợp, nhằm tránh tình trạng xe máy đi lấn vào làn ô tô.

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Cao điểm 30/4 - 1/5 năm nay, tàu hoả, xe khách... trở thành phương tiện được nhiều người lựa chọn để về quê, đi du lịch trong bối cảnh vé máy bay đắt đỏ.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Ông Jeremy Jurgens, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) sẽ đóng vai trò là ngọn hải đăng, là chất xúc tác cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM.

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức tọa đàm ngày 24/4 về lộ trình, các quy định pháp luật và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, nhằm hướng đến mục tiêu Net zero năm 2050.

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam khẩn trương xem xét bổ sung các chuyến bay từ TP.HCM và Hà Hội đến các địa phương vào ngày 27/4/2024 và từ các địa phương về TP.HCM và Hà Hội ngày 1/5.