Tín dụng chính sách: Đòn bẩy giúp Quảng Nam thúc đẩy xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

14/10/2023 11:54 GMT+7
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025.

Điểm tựa phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" và "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" đã trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng, xuyên suốt được toàn hệ thống NHCSXH chú trọng, tích cực triển khai thực hiện.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách đòn bẩy xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững - Ảnh 1.

Ông Lê Hùng Lam - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: T.H.

Hai phong trào thi đua được phát động đến toàn thể cán bộ và người lao động, gắn với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, qua đó góp phần thực hiện các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo tại địa phương.

Đến 30/9/2023, tổng nguồn vốn toàn Chi nhánh Ngân hàng NHCSXH tỉnh Quảng Nam đạt 7.079.504 triệu đồng, tăng 2.369.493 triệu đồng so với năm 2021. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương 5.337.281 triệu đồng, tăng so với năm 2021 là 877.797 triệu đồng. Nguồn vốn huy động đạt 1.119.936 triệu đồng, tăng so với năm 2021 là 474.767 triệu đồng; Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương 622.287 triệu đồng, tăng so năm 2021 là 371.760 triệu đồng.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách đòn bẩy xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững - Ảnh 2.

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách mà nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thoát nghèo bền vững. Ảnh: Hiền Thúy.

Tổng dư nợ đến 30/9/2023 là 7.052.470 triệu đồng, tăng 2.012.368 triệu đồng so với năm 2021, tỷ lệ tăng là 39,7% với 139.133 hộ còn dư nợ; bình quân một hộ có dư nợ 50,69 triệu đồng. Nợ quá hạn là 2.177 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,03%/tổng dư nợ. Nợ khoanh 8.850 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,13%/tổng dư nợ.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách đòn bẩy xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững - Ảnh 3.

Bà Lê Thị Kim Anh - Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam báo cáo kết quả hoạt động 9 tháng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023. Ảnh: T.H.

Trong giai đoạn 2021-2023, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng kịp thời cho các đối tượng bị ảnh hưởng sau dịch Covid-19 để khôi phục sản xuất, giải ngân cho gần 99 nghìn lượt hộ vay vốn với số tiền 4.258.564 triệu đồng, hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, duy trì việc làm, tạo việc làm mới cho gần 17 nghìn lao động; giúp gần 5 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng cho gần 59 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn...

Quảng Nam: Tín dụng chính sách đòn bẩy xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững - Ảnh 4.

Bà Trần Thị Minh - Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam báo cáo sơ kết 2 phong trào thi đua giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: T.H.

Thông qua các phong trào thi đua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt chương trình chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, đảm bảo 100% vốn tín dụng chính sách đến được với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần quan trọng trong việc: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Đảng và Nhà nước; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách đòn bẩy xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững - Ảnh 4.

Tín dụng chính sách đã tạo đòn bẩy cho Quảng Nam thúc đẩy Chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Ảnh: T.H.

Góp phần thu hẹp khoảng cách giữa vùng núi và đồng bằng trong tỉnh; bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng; phát triển nguồn nhân lực, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; tập hợp lực lượng, phát triển hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Tiếp tục sát cánh cùng các đối tượng chính sách

Để tín dụng chính sách xã hội ngày càng tăng cường hiệu quả trong thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" và "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", ông Lê Hùng Lam - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam yêu cầu các đơn vị trong toàn chi nhánh tiếp tục quán triệt, triển khai, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua - khen thưởng; tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách đòn bẩy xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững - Ảnh 5.

Bà Lê Thị Kim Anh - Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam tặng hoa, khen thưởng cho các tập thể có thành tích xuất sắc. Ảnh: T.H.

Phát động các phong trào thi đua toàn chi nhánh nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong các năm 2023 - 2025, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước gắn với nội dung trọng tâm là thực hiện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao trong cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; triển khai thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH và của chi nhánh đến năm 2030 theo kế hoạch.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách đòn bẩy xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững - Ảnh 7.

Được vay vốn NHCSXH huyện Đại Lộc, anh Nguyễn Yên ở xã Đại Quảng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã mở được xưởng mộc, tự tạo việc làm cho bản thân và cho thu nhập ổn định. Ảnh: T.H.

Kết luận hội nghị ông Lê Hùng Lam – Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai trong thời gian tới:

Tiếp tục quán triệt, triển khai, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ động phát động các phong trào thi đua ngay từ đầu năm với tinh thần đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, quyết tâm đạt được kết quả, hiệu quả theo kế hoạch đề ra.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, của Ban lãnh đạo, của các đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất về tư tưởng trong việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong toàn chi nhánh.

Tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước gắn với nội dung trọng tâm là thực hiện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao cho vay tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Quan tâm công tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua. Đẩy mạnh tuyên truyền tôn vinh gương người tốt, việc tốt, các sáng kiến, mô hình mới, nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để biểu dương, nhân rộng và tạo sự lan tỏa.

Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, chú trọng sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, thông qua phong trào thi đua để biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu, đồng thời tạo động lực và khí thế thi đua tại mỗi đơn vị, góp phần trong thành công chung của hệ thống NHCSXH.

Trần Hậu
Cùng chuyên mục