Thứ hai, 29/04/2024

TP.HCM khó sớm phục hồi xuất khẩu trong năm 2022

18/01/2022 6:30 PM (GMT+7)

Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp TP.HCM năm 2021 chỉ tăng 1% và dự báo sẽ chưa thể sớm phục hồi. Nhiều khó khăn trước mắt vẫn đang chờ các doanh nghiệp xuất khẩu.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng 19%, những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong năm qua đều tăng. Trái ngược, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tại TP.HCM lại chỉ tăng nhẹ 1%.

Kim ngạch xuất khẩu các thị trường lớn của TP.HCM đều giảm

Tại Hội thảo "Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại trong bối cảnh Covid-19", tổ chức tại TP.HCM ngày 18/1, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Lê Huỳnh Minh Tú cho biết hầu hết chỉ tiêu về phát triển kinh tế TP.HCM trong năm 2021 đều giảm so với năm 2020.

Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giảm 6,78%; trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 14,3%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giảm 21,9%...

Riêng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp TP.HCM năm 2021 chỉ đạt 44,9 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2020.

"Hầu hết thị trường xuất khẩu chủ yếu của TP.HCM đều có kim ngạch giảm như Trung Quốc giảm 8,7%, Hoa Kỳ giảm 2,3%, Nhật Bản giảm 14,7% và EU giảm 0,8%…", ông Tú thông tin.

TP.HCM khó sớm phục hồi xuất khẩu trong năm 2022 - Ảnh 1.

Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp TP.HCM năm 2021 chỉ đạt 44,9 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2020. Ảnh: Fimex.vn.

Lãnh đạo Sở Công Thương TP.HCM cho biết về mặt hàng xuất khẩu, ngoại trừ các mặt hàng thuộc nhóm nông sản như gạo tăng 11,7%, cà phê tăng 9,3%, hạt điều tăng 13,3%, cao su tăng 48,6%, hạt tiêu tăng 61,1%... thì các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp, có kim ngạch xuất khẩu lớn đều giảm so với cùng kỳ.

Cụ thể, nhóm sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 5,2%, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 2,2%, sản phẩm dệt may giảm 21,4%, sản phẩm giày dép giảm 24,8%.

"Các doanh nghiệp đang từng bước khắc phục khó khăn, linh hoạt thích ứng trong điều kiện 'bình thường mới', nhưng nhìn chung hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp khó có thể sớm phục hồi", ông Tú nói.

Theo ông, hiện doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, lao động, sức ép chi phí đầu vào gia tăng và sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào. Các vấn đề về nhân công, tài xế, kho bãi, giá cước vận tải biển tăng cao, tình trạng thiếu hụt container, thiết bị bốc dỡ và tàu chuyên chở đang khiến các chuỗi cung ứng đối mặt áp lực lớn.

TP.HCM khó sớm phục hồi xuất khẩu trong năm 2022 - Ảnh 2.

Trung Quốc đang tăng cường công tác phòng chống dịch, hạn chế hoạt động biên mậu với Việt Nam khiến nông sản ùn ứ. Ảnh minh hoạ: Nguyên Vỹ.

Trước biến chủng mới Omicron đang có chiều hướng phức tạp, các thị trường xuất khẩu trọng điểm của TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung đang có xu hướng tăng cường áp dụng nhiều pháp để phòng chống dịch, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Minh chứng rõ nhất vấn đề này, theo đại diện Sở Công Thương TP.HCM, gần đây, Trung Quốc đã tăng cường công tác phòng chống dịch, hạn chế hoạt động biên mậu với Việt Nam khiến nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu khu vực phía Bắc, gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ xuất khẩu

Lãnh đạo nhiều doanh trong ngành ngành gỗ, đồ mỹ nghệ, chế biến lương thực thực phẩm, may mặc đều cho biết một trong những khó khăn nhất của doanh nghiệp hiện nay là chi phí logistics tăng vọt, thậm chí tăng gấp 5-6 lần so với trước. Thời gian vận chuyển cũng tăng gấp 3 lần. 

Dù khó khăn và không còn lựa chọn nào khác nhưng doanh nghiệp cho hay vẫn không dễ tìm được container xuất hàng đi các nước.

Là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của các doanh nghiệp tại TP.HCM - bà Ann Marie Yastishock - Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID Việt Nam) cho biết trước những khó khăn doanh nghiệp gặp phải về xuất khẩu, cơ quan này sẽ thu thập ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và của các cơ quan hữu quan.

TP.HCM khó sớm phục hồi xuất khẩu trong năm 2022 - Ảnh 3.

Chi phí logistic tăng vọt lại khan hiếm container khiến doanh nghiệp khó khăn. Ảnh: Thái Hoàng.

Theo bà, USAID Việt Nam sẽ có các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, cắt giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, khắc phục những khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid còn diễn biến phức tạp, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới việc kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.

Bà Ann Marie Yastishock cho biết thêm Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đang tài trợ 21,7 triệu USD triển khai dự án Tạo thuận lợi thương mại (Dự án USAID TFP) thời gian thực hiện trong 5 năm (2018-2023) với mục đích đơn giản hóa và hài hòa hóa các chính sách và thủ tục giữa các cơ quan của Chính phủ Việt Nam.

Đồng thời, tăng cường sự phối kết hợp giữa cấp trung ương và cấp địa phương về chính sách tạo thuận lợi thương mại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu…

"Chúng tôi luôn xem TP.HCM là đối tác chiến lược trong các hoạt động tạo thuận lợi thương mại. Tôi hy vọng rằng trong thời gian tới, Dự án USAID TFP tiếp tục phối hợp cùng Sở Công Thương TP.HCM có những hoạt động đóng góp vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế", bà Ann Marie Yastishock bày tỏ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

“Cùng TTC – mát lòng mùa nắng hạn” là hoạt động nằm trong chương trình mang nước sạch đến với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày nắng hạn do Tập đoàn TTC phát động.

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Người dân TP.HCM bắt đầu đổ về các điểm tham quan, vui chơi nhiều hơn vào ngày 29/4, tức ngày thứ ba của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bất chấp nắng nóng. Suối Tiên, Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhộn nhịp, khách chuộng những nơi có nhiều khu vực "giải nhiệt".

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bốn công ty giải pháp tài chính -- Zalopay, Lotte Finance, FE Credit và bảo hiểm OPES -- vừa trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của công ty công nghệ bảo hiểm Igloo từ Singapore.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Đông đúc chợ đêm TP.HCM

Đông đúc chợ đêm TP.HCM

Dịp nghỉ lễ này, thời tiết nắng nóng nên nhiều gia đình ở TP.HCM không đi chơi xa và buổi tối thường đi đến các chợ đêm (còn gọi là phố ẩm thực) để vui chơi, mua sắm, ăn uống. Có chợ đêm lượng khách tăng gần gấp đôi ngày thường.