Thứ bảy, 27/04/2024

TP.HCM kiến nghị 12 vấn đề quan trọng liên quan đất đai đưa vào dự thảo cơ chế đặc thù

24/11/2022 5:58 AM (GMT+7)

UBND TP.HCM vừa kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường 12 nội dung trong lĩnh vực đất đai để đưa vào dự thảo nghị quyết nhằm giúp thành phố có cơ chế đặc thù, đẩy nhanh tốc độ phát triển…

UBND TP.HCM vừa gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường 12 kiến nghị liên quan đến đất đai nhằm giúp TP.HCM tiếp tục có cơ chế đặc thù.

Bao gồm: UBND TP.HCM kiến nghị cho phép TP.HCM ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn, trình Hội đồng nhân dân thông qua, dựa trên cơ sở đó để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất không phân biệt giá trị khu đất.

Theo đó, áp dụng việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất cùng mục đích sử dụng thì bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi theo tỷ lệ phần trăm. TPHCM quyết định tỷ lệ phần trăm này phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

TP.HCM kiến nghị 12 vấn đề quan trọng liên quan đất đai đưa vào dự thảo cơ chế đặc thù - Ảnh 1.

12 vấn đề quan trọng liên quan đất đai được TP.HCM kiến nghị. Ảnh: H.T

Ngoài ra, TP.HCM kiến nghị tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án đầu tư công độc lập đối với các dự án nhóm B. Lập trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc UBND TP.Thủ Đức có chức năng như trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, cho phép UBND TPHCM thí điểm tách phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 để thực hiện độc lập; sau khi hoàn tất sẽ tích hợp vào quy hoạch TPHCM.

Đồng thời, thí điểm cho các tổ chức sử dụng đất đóng thuế đất hằng năm được thế chấp, cho thuê và chuyển nhượng "quyền thuê đất" đóng tiền hằng năm. Phân cấp việc xác định giá đất để bồi thường, hỗ trợ cho UBND cấp huyện thực hiện.

Song song, TP.HCM kiến nghị cho phép Trung tâm phát triển quỹ đất được khai thác ngắn hạn các khu đất do đơn vị này quản lý mà chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất. Giao UBND TP.HCM ban hành quy định chi tiết về khai thác ngắn hạn quỹ đất do trung tâm quản lý nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, phân bổ cho trung tâm tối thiểu 10% nguồn thu từ công tác này.

Đối với quỹ đất được chấp thuận chủ trương thanh toán cho các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BT) trước ngày 1/1/2021, UBND TP.HCM kiến nghị được thí điểm áp dụng căn cứ để giao đất, cho thuê đất là văn bản phê duyệt kết quả trúng đấu giá, đấu thầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

TP.HCM kiến nghị 12 vấn đề quan trọng liên quan đất đai đưa vào dự thảo cơ chế đặc thù - Ảnh 3.

Thị trường bất động sản TP.HCM cần nhiều cơ chế phát triển. Ảnh: H.T

Cho phép UBND TP.HCM thí điểm gia hạn sử dụng đất đối với 2 trường hợp: thứ nhất, chủ đầu tư đã nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất theo quy định để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh theo điều 73 Luật Đất đai 2013, chưa hoàn tất thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nhưng các thửa đất nhận chuyển nhượng đã hết thời hạn sử dụng.

Trường hợp thứ hai, thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại... văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật theo điểm k, khoản 4, điều 95 Luật Đất đai nhưng sau khi có kết quả xử lý đã hết thời hạn sử dụng đất.

Cho phép UBND TP.HCM thí điểm bổ sung hình thức sử dụng đất khác không phải là đất ở đáp ứng điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

Và cuối cùng, đối với dự án về cảng biển (kể cả dự án lấn biển), UBND TP.HCM kiến nghị được cho phép thực hiện thủ tục về thuê đất, thuê đất có mặt nước đối với các dự án về cảng biển; không thực hiện thủ tục thuê khu vực biển được quy định như hiện nay.

Ngoài ra, TP.HCM cũng kiến nghị 4 vấn đề liên quan đến môi trường để tạo cơ chế đặc thù, thúc đẩy địa phương phát triển.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Vào ngày 26.04, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.04 và 01.05.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.