Thứ cây tốt um trồng trong rừng như cây dại, nào ngờ anh nông dân Cao Bằng bán quả quý mà khá giả

Bế Quang-Bảo Chung Thứ bảy, ngày 19/11/2022 05:01 AM (GMT+7)
Gia đình anh Lý Văn Sai, dân tộc Dao, xóm Nà Sài, xã Yên Thổ (huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng cũ sang trồng cây dược liệu. Cụ thể, anh Sai trồng cây sa nhân tím, hứa hẹn cho hiệu quả kinh tế cao, có thể nhân rộng trên địa bàn huyện.
Bình luận 0

TTrước đây, gia đình anh Sai là hộ nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, phong trào trồng rừng ở địa phương phát triển mạnh, người dân tập trung trồng các loại cây xoan, sưa, mỡ, sa mộc, keo, lát… với khoảng cách  3 - 5 m/cây. 

Nhận thấy khoảng đất trống đó có thể trồng xen một số loại cây khác để tận dụng quỹ đất hiệu quả là suy nghĩ và mong muốn của anh khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp.

    Trồng thứ cây tốt um trong rừng như cây dại, nào ngờ anh nông dân Cao Bằng bán hạt, bán giống mà khá giả - Ảnh 1.

    Gia đình anh Lý Văn Sai, dân tộc Dao, xóm Nà Sài, xã Yên Thổ (huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) mạnh dạn trồng cây dược, cụ thể là trồng liệu sa nhân tím cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

    Qua thông tin trên báo, đài, anh nhận thấy trồng cây sa nhân tím dưới tán rừng cho hiệu quả kinh tế cao, ở địa phương cũng có rất nhiều cây sa nhân mọc tự nhiên nhưng hằng năm cho quả rất ít. 

    Năm 2018, anh sang tỉnh Yên Bái tham quan mô hình sa nhân tím để học hỏi kinh nghiệm, quy trình trồng, chăm sóc cây sa nhân. Sau đó anh Sai mua 800 cây sa nhân tím với giá 10.000 đồng/cây trồng thử nghiệm. 

    Anh Sai chia cho con gái 500 cây, anh trồng 300 cây. Với 300 cây giống sa nhân tím trồng thử nghiệm ban đầu.

    Sau 3 năm cây bắt đầu cho quả sa nhân và anh phát triển lên đến gần 10.000 cây, hiệu quả kinh tế khá cao.

    Từ năm thứ 5 trở đi mô hình trồng sa nhân tím có thể đạt năng suất khoảng 700 - 800 kg quả sa nhân khô/ha, giá bán quả sa nhân từ 280.000 - 300.000 đồng/kg quả khô, 40.000 - 60.000 đồng/kg quả sa nhân tươi.

    Anh Sai cho biết: Cây sa nhân tím phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương nên sinh trưởng, phát triển tốt, một số cây đã cao bằng đầu người, tỷ lệ sống đạt trên 90%. 

    Cây sa nhân rất dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, làm cỏ, công sức bỏ ra so với trồng lúa, trồng ngô ít hơn; không phải đầu tư phân bón, giống, chỉ cần chăm sóc 3 năm là cho thu hoạch. 

    Năm 2021, sau khi thu hái quả sa nhân tôi xuất bán khoảng 5.000 cây sa nhân tím giống, hiện nay, bà con tiếp tục đăng ký mua cây giống, dự kiến tôi thu về từ 45 - 55 triệu đồng. 

    "Tôi để lại một số quả tiếp tục làm giống nhân rộng mô hình, đây được coi là cây giảm nghèo hữu hiệu của gia đình tôi. Ngoài ra, cây sa nhân còn là vị thuốc quý, chuyên trị các bệnh về đường ruột, làm gia vị, chiết xuất tinh dầu làm hương liệu mỹ phẩm...", anh Sai cho biết thêm.

    Sa nhân là cây dễ trồng, có thể trồng ở nhiều nơi và tận dụng được diện tích đất đồi, dốc và trồng xen với các loại cây lâm nghiệp khác. 

    Hiện nay, Hội Nông dân xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng mô hình và vận động bà con gieo trồng để tạo vùng nguyên liệu cũng như tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

    Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Thổ Hoàng Văn Minh cho biết: Sa nhân là cây trồng mang lại lợi ích kép, phát triển loại cây này là hướng đi hợp lý bởi sa nhân tím dưới tán rừng không những cải thiện được môi trường tự nhiên của đất mà còn giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống, yên tâm sống nhờ vào rừng, tích cực bảo vệ rừng.

    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày Xem