Chiến sự Nga - Ukraine và cảnh báo về những vết sẹo sâu của nền kinh tế Nga

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 24/10/2022 06:00 AM (GMT+7)
Khi các lệnh trừng phạt quốc tế đối với cuộc chiến tại Ukraine của Tổng thống Putin để lại những vết sẹo sâu cho nền kinh tế Nga, thì việc phát triển kinh tế kiểu hoang dã nằm trong sự không chắc chắn của mọi thứ, và đáng sợ nhất là sự thiếu hiểu biết khi nào mới có ánh sáng cuối đường hầm.
Bình luận 0

Xiayi Du và Zi Wang đến từ Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải cho biết: Việc cắt đứt các liên kết thương mại và khả năng tiếp cận sản xuất đa quốc gia có thể làm giảm gần 12% thu nhập thực tế và dẫn đến "sự sụt giảm vĩnh viễn trong tổng sản phẩm quốc nội thực tế" đối với Nga.

Họ nói: "Tổn thất này chủ yếu là do mất khả năng tiếp cận hàng hóa trọng yếu và các sản phẩm trung gian của nước ngoài".

Một trong những đánh giá nguy cơ nhất cho đến nay về hậu quả từ cuộc chiến của Putin là mô tả tác động của sự cô lập đối với Nga khỏi tất cả các nền kinh tế ngoại trừ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Trong khi Trung Quốc không tham gia các lệnh trừng phạt, nhưng nguy cơ quốc gia tỷ dân này rơi vào tình trạng vi phạm các lệnh trừng phạt thứ cấp vẫn có thể hạn chế quan hệ kinh doanh.

Nga phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh và kéo dài trong thu nhập thực tế, khi các lệnh trừng phạt quốc tế đối với cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin để lại những vết sẹo sâu cho nền kinh tế của nước này. Ảnh: @AFP.

Nga phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh và kéo dài trong thu nhập thực tế, khi các lệnh trừng phạt quốc tế đối với cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin để lại những vết sẹo sâu cho nền kinh tế của nước này. Ảnh: @AFP.

Nga sẽ trả phí kinh tế từ các lệnh trừng phạt trong nhiều năm tới

Mỹ và các đồng minh của họ đã lặp đi lặp lại các vòng trừng phạt kể từ khi cuộc chiến diễn ra ngày 24 tháng 2, áp đặt các hạn chế hiện mở rộng từ năng lượng đến tài chính và khiến hàng trăm công ty nước ngoài phải rời đi khỏi Nga. Mặc dù nền kinh tế Nga đã điều chỉnh và có khả năng sẽ bị suy thoái nông hơn so với lo ngại ban đầu, nhưng thiệt hại trong dài hạn vẫn không thể là không có và rất khó định lượng hơn cả.

Các nhà kinh tế Trung Quốc nhận thấy rằng, Nga sẽ phải chịu một khoản thiệt hại nhỏ hơn nhưng vẫn đáng kể về phúc lợi gần 10% nếu các lệnh trừng phạt chỉ ảnh hưởng đến thương mại và khiến các mối liên kết sản xuất không còn nguyên vẹn. Bởi mô hình hợp tác kinh tế của Nga từng bao gồm 44 nền kinh tế và 34 lĩnh vực.

Nền kinh tế trở nên bị cô lập khi các mối liên kết thương mại và sản xuất bị cắt giảm. Ảnh: @AFP.

Nền kinh tế trở nên bị cô lập khi các mối liên kết thương mại và sản xuất bị cắt giảm. Ảnh: @AFP.

Họ nói: "Sản xuất đa quốc gia rất quan trọng trong việc hiểu được tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế. Chúng ta nên chú ý hơn đến những tin tức gần đây cho thấy rằng, nhiều công ty đa quốc gia phương Tây đã rút khỏi Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Nga-Ukraine".

Theo nghiên cứu, tác động của nền kinh tế sẽ vượt ra ngoài nước Nga, mặc dù là một chút. Việc cắt giảm thương mại và sản xuất sẽ làm giảm 0,56% thu nhập thực tế của các nước Đông Âu và làm giảm 0,25% ở Tây Âu.

Cuộc chiến của Nga đang và sẽ làm suy yếu nền kinh tế của nước này "trong nhiều năm tới"

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói rằng cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine đã làm suy yếu nền kinh tế của nước này và làm chậm triển vọng tăng trưởng của quốc gia trong tương lai gần.

"Nền kinh tế Nga dự kiến sẽ thu hẹp trong năm nay và năm tới; Đầu tư bị mất, bao gồm hàng trăm công ty khu vực tư nhân đã rời khỏi đất nước và không có khả năng quay trở lại, và những hạn chế đối với nền kinh tế thực sự của Nga sẽ tạo ra lực cản đối với triển vọng tăng trưởng của Nga trong nhiều năm tới", Yellen cho biết trước cuộc họp với các quan chức kinh tế châu Âu".

*Các lệnh trừng phạt cũng khiến Nga phụ thuộc vào "các nhà cung cấp dưới mác kiểu "phương án cuối cùng" như Iran và Triều Tiên"

Tổng sản phẩm quốc nội của Nga dự kiến sẽ giảm 6,2% trong năm nay và 4,1% vào năm 2023, theo Economist Intelligence Unit. Agathe Demarais, giám đốc dự báo toàn cầu của Economist Intelligence Unit nói với Đài CNBC rằng, "sự sụt giảm tiếp theo là rất lớn theo cả tiêu chuẩn lịch sử và quốc tế".

Vốn đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, nền kinh tế Nga giờ đây phải đối mặt với một đòn tự giáng nhiều hơn. Ảnh: @AFP.

Vốn đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, nền kinh tế Nga giờ đây phải đối mặt với một đòn tự giáng nhiều hơn. Ảnh: @AFP.

Economist Intelligence Unit cũng cho biết việc châu Âu tẩy chay dầu của Nga sẽ khiến nền kinh tế suy kiệt hơn nữa. Ngành năng lượng chiếm khoảng một phần ba GDP của Nga, bao gồm một nửa tổng thu nhập tài chính và 60% kim ngạch xuất khẩu.

Yellen và Phó Bộ trưởng Tài chính Wally Adeyemo khẳng định, các lệnh trừng phạt cũng khiến Nga phụ thuộc vào "các nhà cung cấp dưới mác kiểu "phương án cuối cùng" như Iran và Triều Tiên".

Sự huy động của Nga có thể cản trở sự phục hồi kinh tế

Vốn đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, nền kinh tế Nga giờ đây phải đối mặt với một đòn tự giáng nhiều hơn, với động thái huy động quân sự của Tổng thống Vladimir Putin đe dọa làm suy yếu năng suất, nhu cầu và sự phục hồi.

Với hàng trăm nghìn người đàn ông hoặc phải nhập ngũ hoặc bỏ trốn, sự bất ổn về đầu tư đang đè nặng lên nền kinh tế vốn đang đứng vững hơn so với dự kiến ban đầu trước làn sóng phương Tây trả đũa về cuộc xung đột Ukraine.

Evgeny Suvorov, chuyên gia kinh tế tại CentroCreditBank, nhận định: "Tuyên bố huy động lực lượng nhập ngũ, tăng cường rủi ro địa chính trị và các trừng phạt đang khởi động làn sóng thứ hai của cuộc khủng hoảng kinh tế Nga". Ông còn cho rằng sự suy giảm kinh tế của Nga sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng cuối năm.

Trong khi đó, hoạt động kinh tế ở Nga đã chậm lại đáng kể vào cuối tháng 9. Chi tiêu của các hộ gia đình đối với các sản phẩm phi thực phẩm trong tuần từ ngày 19 đến 25 tháng 9 đã giảm 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ SberIndex, đơn vị thống kê của ngân hàng cho vay chi phối Sberbank của Nga, so với mức giảm 9,2% của tuần trước đó nữa. Từ ngày 26 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10, chi tiêu giảm 12,2%.

Sự suy giảm kinh tế của Nga sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng cuối năm. Ảnh: @AFP.

Sự suy giảm kinh tế của Nga sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng cuối năm. Ảnh: @AFP.

Nhà kinh tế Sofya Donets của Renaissance Capital cho biết: "Chúng tôi dự đoán rằng, sự sụt giảm trong doanh số bán lẻ sẽ trở lại vùng hai con số trong những tháng tới, đặc biệt là ở các mặt hàng phi thực phẩm trở nên ngày càng đắt tiền".

Mất 'vốn con người'

Nhà kinh tế kỳ cựu Natalya Zubarevich cho biết: "Hậu quả chính của việc huy động là mất vốn nhân lực; Phát triển kinh tế kiểu hoang dã trong sự không chắc chắn của mọi thứ và đáng sợ nhất là - sự thiếu hiểu biết khi nào sẽ có ánh sáng cuối đường hầm". Dmitry Polevoy, người đứng đầu bộ phận đầu tư của Locko Invest, ước tính rằng, có khoảng 0,4% -1,4% lực lượng lao động của Nga đã bỏ trốn hoặc nằm trong số 300.000 người đàn ông bổ sung được gọi để chiến đấu.

Polevoy cho biết, việc huy động là một đòn giáng mạnh vào nhân khẩu học của Nga, thị trường lao động và môi trường đầu tư vào thời điểm mà khả năng tiếp cận với thiết bị và công nghệ hiện đại đang suy yếu mạnh mẽ.

Polevoy còn nói: "Có thể dựa hoàn toàn vào vốn con người để kéo nền kinh tế Nga phát triển, nhưng hiện tại một bộ phận vốn nhân lực trong độ tuổi sản xuất này đang phải chịu cảnh bị huy động và một bộ phận khác đang rời đi".

Đằng sau sự mờ ám của Moscow, các lệnh trừng phạt đang khiến Nga phải hứng chịu. Ảnh: @AFP.

Đằng sau sự mờ ám của Moscow, các lệnh trừng phạt đang khiến Nga phải hứng chịu. Ảnh: @AFP.

Việc tổ chức huy động hỗn loạn đã khiến thậm chí một số bộ máy Chính phủ Nga phải tranh giành đặt cách để đảm bảo trì hoãn cho các nhân viên quan trọng nhất của họ. Các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Đằng sau sự mờ ám của Moscow, các lệnh trừng phạt đang khiến Nga phải hứng chịu

Theo các chuyên gia, những lo ngại rằng Nga đang điều hướng các biện pháp trừng phạt là không có cơ sở, các chuyên gia cho rằngm Moscow đang phải hứng chịu một tác động lớn hơn so với các tổ chức như Ngân hàng Thế giới đã từng dự đoán.

Gần đây, một số nhà phân tích đã giải thích sức mạnh của đồng rúp, quy mô của dàn tiền mặt sẵn có đối với Vladimir Putin và khả năng chuyển hướng xuất khẩu của Điện Kremlin dành cho châu Âu sang các nước láng giềng phía Nam là tín hiệu cho thấy kho vũ khí hóa trừng phạt được triển khai chống lại Moscow đang thất bại.

Nhưng nhà kinh tế học Mikhail Mamonov lại nghĩ khác. Ông là thành viên của nhóm mô hình hóa nền kinh tế Nga vào năm 2014. Nhóm này đã đo lường tác động của các lệnh trừng phạt sau khi Putin sáp nhập Crimea và tiết lộ rằng, ngay cả lệnh phong tỏa tài chính và thương mại tối thiểu được áp dụng vào thời điểm đó cũng đã có tác động.

Xuất khẩu công nghệ cao sang ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga đã bị cấm. Quân đội không thể lấy các bộ phận từ phía tây và các ngân hàng quốc doanh bị chặn thực hiện một số giao dịch. Tác động của các biện pháp đó được đánh giá là đã làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 1%, tiêu dùng tư nhân 2% và đầu tư giảm 3,5%. Tất cả các hoạt động xuất khẩu công nghệ cao đều bị cấm, và Nga hoàn toàn bị loại khỏi hệ thống tài chính quốc tế.

Bản chất ngoài lãnh thổ của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ có thể giúp giải thích sự sụt giảm tổng thể về nhập khẩu của Nga. Ảnh: @AFP.

Bản chất ngoài lãnh thổ của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ có thể giúp giải thích sự sụt giảm tổng thể về nhập khẩu của Nga. Ảnh: @AFP.

Nhà kinh tế học Mikhail Mamonov đã sử dụng mô hình năm 2014 của mình làm cơ sở để đo lường tác động đối với doanh nghiệp, hộ gia đình và nền kinh tế vĩ mô. Anh ấy nói lần này sẽ sâu hơn rất nhiều. "Đầu năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết nền kinh tế Nga sẽ giảm 6% vào năm 2022; với tác động thêm từ các lệnh trừng phạt, mô hình của chúng tôi cho thấy nó sẽ giống 10% hơn", Mamonov nói. 

Ông tin rằng tiêu dùng của các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ giảm 10% -15% và đầu tư sẽ giảm 17% vào năm 2022. "Cần có thời gian để các biện pháp trừng phạt có tác động, và đặc biệt khi mục tiêu là một quốc gia được điều hành bởi một nhà lãnh đạo chuyên quyền, người có thể thống nhất các nguồn lực lớn để bù đắp các tác động trong sáu tháng đầu tiên".

Mark Harrison, một chuyên gia về các lệnh trừng phạt và là giáo sư danh dự về kinh tế tại Đại học Warwick, cùng đồng nghiệp là Zsolt Darvas đã kiểm tra dữ liệu xuất nhập khẩu với các đối tác thương mại lớn của Nga sau khi Putin cấm công bố các số liệu chính thức. Trong một báo cáo đầu tháng này, họ cho biết nhập khẩu của Nga đã giảm một nửa trong năm nay đối với 75% tổng kim ngạch thương mại, cho thấy rằng các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có khả năng bắt đầu sử dụng thiết bị cũ và hạ cấp độ lẫn quy mô sản xuất do thiếu phụ tùng thay thế.

Putin đã chấp nhận rằng, các lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn là cái giá phải trả cho việc xâm lược Ukraine và đã chuẩn bị sẵn sàng cho nền kinh tế của mình trước cú sốc ban đầu. Ảnh: @AFP.

Putin đã chấp nhận rằng, các lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn là cái giá phải trả cho việc xâm lược Ukraine và đã chuẩn bị sẵn sàng cho nền kinh tế của mình trước cú sốc ban đầu. Ảnh: @AFP.

Bản chất ngoài lãnh thổ của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ có thể giúp giải thích sự sụt giảm tổng thể về nhập khẩu của Nga

Báo cáo cho biết các biện pháp trừng phạt đã bao gồm các lệnh cấm của Anh, EU và Hoa Kỳ xuất khẩu hàng hóa chiến lược, bao gồm thiết bị và linh kiện công nghệ cao để sử dụng trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, hàng không vũ trụ và lọc dầu, trong số các lĩnh vực khác.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ không chỉ áp dụng đối với hàng hóa do các công ty Mỹ xuất khẩu, mà còn đối với hàng hóa được sản xuất ở nơi khác sử dụng công nghệ của Mỹ. Bản chất ngoài lãnh thổ của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ có thể giúp giải thích sự sụt giảm tổng thể về nhập khẩu của Nga kể từ tháng 3 năm 2022.

Bất chấp bức tranh màu hồng được vẽ bởi Putin, có những vấn đề thực tế về sản xuất vật chất ở Nga. Ảnh: @AFP.

Bất chấp bức tranh màu hồng được vẽ bởi Putin, có những vấn đề thực tế về sản xuất vật chất ở Nga. Ảnh: @AFP.

Tháng trước, hai ngân hàng lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đã đình chỉ chấp nhận hệ thống thanh toán Mir của Nga - một giải pháp thay thế cho Visa và Mastercard - sau khi Mỹ cảnh báo trừng phạt vì chấp nhận giao dịch bằng đồng rúp.

Tim Ash, một chuyên gia về Nga tại Chatham House Thinktank, nói rằng Putin đã chấp nhận rằng, các lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn là cái giá phải trả cho việc xâm lược Ukraine và đã chuẩn bị sẵn sàng cho nền kinh tế của mình trước cú sốc ban đầu. Ash nói: "Nhưng trong trung hạn, các lệnh trừng phạt là thảm họa đối với Nga.

Yakov Feygin, một chuyên gia về Nga tại Viện Berggruen ở Los Angeles, cho biết giá lương thực đang tăng ở Nga và tình trạng thiếu hàng hóa cơ bản bắt đầu xuất hiện. Ông nói: "Bất chấp bức tranh màu hồng được vẽ bởi Putin, có những vấn đề thực tế về sản xuất vật chất, có nghĩa là các nhà máy phải hạ cấp độ quy mô sản xuất, cũng như chất lượng của những thứ họ làm ra".

Huỳnh Dũng- Theo Bloomberg/ Lemonde/Reuters/CNBC

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem